NHẬN VẼ TRANH THEO YÊU CẦU

NHẬN VẼ TRANH THEO YÊU CẦU

CHÚNG TÔI SẼ GIÚP BẠN ĐẸP HƠN TRONG CUỘC SỐNG

CHÚNG TÔI SẼ GIÚP BẠN ĐẸP HƠN TRONG CUỘC SỐNG




MỸ THUẬT
Ngày: 23/01/2024
Danh từ “Phục hưng” (Renaissance) theo tiếng Pháp có nghĩa là sự tái sinh hay hồi phục. Người Ý cho rằng nền nghệ thuật vẻ vang của họ thời La Mã cổ đại đã bị người Gốt (goth-tên một dân tộc ở châu Âu) phá huỷ cùng với việc làm sụp đổ La Mã.

1. MỸ THUẬT PHỤC HƯNG BẮT ĐẦU KHI NÀO

Phong trào văn hoá Phục hưng bắt đầu từ cuối thế kỉ XIII, đầu thế kỉ XIV và đến cuối thế kỉ XVI mới kết thúc. Thời kỳ đó trong lịch sử Mỹ thuật được gọi là thời kỳ Phục hưng, khởi đầu từ các đô thị miền bắc nước Ý, với những trung tâm như phơ-lo-răng-xơ, Siên-nơ. Sau đó ở Ý xuất hiện nhiều trung tâm khác như Roma, Vơ-ni-giơ...

Từ Ý phong trào nghệ thuật Phục Hưng lan sang các nước châu Âu khác như Hà Lan, Anh, Pháp, Đức...Thời kì phát triển dực rỡ nhất của phong trào văn hoá Phục hưng là thế kỉ XVI. Sự bảo thủ trì trệ của các Viện hàn lâm châu Âu và tính giáo điều của nhà thờ Ki Tô giáo đã bị những phát minh địa lý, khoa học, triết học nhân bản tư sản đương thời (TK XIV) tấn công quyết liệt.


Thánh Francois (Giotto)

Đây là thời kỳ của "những con người khổng lồ và thực tế đã sản sinh ra những con người khổng lồ” (Ăng-ghen). Những phát minh khoa học và kĩ thuật trong công nghiệp và nông nghiệp, làm cho sức sản xuất tăng lên nhanh chóng, đời sống con người có nhiều thay đổi. Con người đã trở thành “khổng lồ”, có sức mạnh, có khả năng chinh phục thiên nhiên, xã hội. Từ nửa thế kỉ XV, người châu Âu đã tiến hành nhiều cuộc thám hiểm trên biển, rút ngắn khoảng cách giữa các châu lục Âu Á, giữa phương Tây với phương Đông. Đồng thời, năm 1492 Cơ-rit-xtop Cô- Lông đã phát hiện ra một vùng đất mới và sau này được Vê-pu-xơ- A-mê-ri-gô tiếp tục công việc thám hiểm và đặt tên cho nó bằng tên của ông (đó là A-mê-ri-ca, châu Mĩ ngày nay). Năm 1519 Phéc-đi-năng đờ Ma-gien-lăng (Fecdiman de Mazenlan) đã bắt đầu cuộc hành trình vòng quanh thế giới bằng 5 đội thuyền với 265 thuỷ thủ và đã thành công việc xác định các vùng đất mới của thê giới.

Từ khi hai anh em nhà Giăng Van- Ếch (Hubert và Jean Van Eyck), người Phờ-la-măng (thuộc Bỉ) với những tác phẩm như Vợ chồng Ác-môn-phi-ni và chất liệu sơn dầu mới đã làm cách mạng kỹ thuật trong tạo hình. Đầu thế kỉ XV ở Phờ-lo-răng- xơ (Florence) nhà kiến trúc sư kiêm nhà văn Lê-ôn Bat-tít-sta An-béc-ti (Leon Battista Alberti 1404-1472) đá phát minh ra phép phối cảnh. Đó là hệ thống toán học để diễn tả không gian ba chiều lên mặt phẳng hai chiều. Nhiều hoạ sĩ thời Phục hưng đã say mê môn khoa học này.

Lí tưởng thẩm mĩ phong trào văn hoá Phục hưng là lí tưởng về sự hoàn thiện hoàn, hoàn mĩ. Cân đối và hài hoà là cơ sở xây dựng các đẹp. Điều này được biểu hiện rất rõ trong các tác phẩm nghệ thuật thời Phục hưng.

2. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA MĨ THUẬT THỜI KÌ PHỤC HƯNG

Mỹ thuật thời kỳ Phục Hưng được chia làm các giai đoạn như sau:

2.1. Thời tiền Phục hưng 

Có thể nói mĩ thuật thời kì Phục hưng bắt đầu ở Ý với trung tâm là Phờ-lo-răng-xơ (Florence) và Siên-nơ vào cuối thế kỉ XIV. Thời kì này đã ghi lại tên tuổi của một số nghệ sĩ nổi tiếng như Giốt-tô (Giott di Bôntone 1267-1337), Duye-xi-ô (Duccio 1287-1319)...Những nhà điêu khắc danh tiếng của thời kì này là Lô-ren-giô Ghi-bec-ti (Lorenzo Ghibeati) với tát phẩm Hai cách cửa rửa tội, ở Phờ-lo-răng-xơ; Đô-na-ten-lô với pho tượng Vị thủ lĩnh Gat-ta-mơ-la-ta, đa-vit, Vê-rô-ki-ô với các pho tượng kị mã nổi tiếng...

Người đứng đầu các nghệ sĩ Phờ-lo-răng-xơ là kiên trúc sư Phi-Lip-Pô Bru-nen-chi (Filipo-Brunelléchi 1377-1446) ông là tác giả của nhà thờ chính toà Phờ-lo-răng-xơ (thiết kế xây dựng 1420-1436). Kiến trúc thời kì này là sự kết hợp thể thức kiến trúc trung cổ (Gô-tích) với nghệ thuật kiến trúc La Mã. Trong thiết kế dành vị trí quan trọng cho nóc tròn trên đồ án hình vuông. Chòm cột nhỏ ở nhà thờ Gô- tích được thay thế bằng trụ vuông hay cột tròn to. Vòm bán nguyệt trong kiến trúc Rô-măng được thay thế bằng vòm hỗn hợp cung tròn và nhọn của Rô-măng và Gô-tích.

2.2. Thời kì Phục hưng phát triển (thế kỉ XVI)

Thế kỉ XVI được coi là thế kỉ cổ điển nền mỹ thuật Phục hưng (Renaissance Classique). Theo cách hiểu trong nghệ thuật thì thời kì cổ điển của một nền nghệ thuật chính là các tác phẩm nghệ thuật ở thời kì đó đạt tới đỉnh cao, hoàn thiện, mẫu mực và định hình về phong cách. Đây là thời kì của những tên tuổi nổi tiếng.

• Về kiến trúc có Đô-na-tô Bra-măng-tơ (Donato Bramate 1444-1514), kiến trúc sư danh tiếng nhất của thời kì Phục hưng. Tên tuổi của ông gắn liền với công trình kiến trúc vĩ đại và đồ sộ nhất thời kì này: Nhà thờ Thánh Pi-e (Saint Pierne).

• Về điêu khắc có Mi-ken-lăng-giơ (Mikenlange- 1475-1564) một nhà điêu khắc kiến trúc sư, hoạ sĩ nổi tiếng.

Hai trung tâm lớn của ý là Roma (Rome) và Vơ-ni-dơ.

• Các hoạ sĩ Vơ-ni-dơ phát huy sở trường truyền thống, say mê với sự phối sắc. Màu sắc của hoạ sĩ Vơ-ni-dơ tươi sáng rực rỡ. Tranh của họ truyền đến co người xem sự lạc quan, yêu đời, vui vẻ và hạh phúc.
• Rô- ma là nơi thu hút các danh hoạ ý cũng nhhư nhều hoạ sĩ ở nhiều quốc gia khác. Nơi đây được coi như trường học lớn, nơi đào tạo nhiều hoạ sĩ bậc thày cho nền hội hoạ thế giới như Lê-ô-na đờ Vanh-xi, Ra-pha-en, Ti- xiêng, Gióc- giôn, Tanh-tô-rê Vê-rô-ne-đơ.

3. MỘT SỐ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM TIÊU BIỂU

Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật italia thời kì phục hưng

* Hoạ sĩ Giốt-tô đi Bôn-đô-nê (Giotto di Bondone) 1267-1337 : Giốt- tô là “một thiên tài phá vỡ vòng kim toả của ghệ thuật Bi-giăng-tanh và thoát ra mạo hiểm dấn thân vào một thế giới mới, đã chuyển dịch những hình tượng sống động của nghệ thuật điêu khắc Gô- tích vào trong hội hoạ”. Hình tượng nhân vật vẽ mảng bẹt, phẳng, ít tả khối. Ông đặt các nhân vật của mình trong một không gian thực với các yếu tố phong cảnh làm nền. Bức Phản bội chúa được trích ra từ bộ tranh tại nhà thờ Đen A-rê-na, diễn tả sự lộn xộn của đám đông lính vây quanh Chúa, nhân vật Juđa đưụơc thể hiện tinh tế (Giốt- tô là đại diện cho hội hoạ vùng Phờ-lo- răng)

* Hoạ sĩ Đô-na-ten-lô (Donatello 1386-1466) : Đô-na-ten-lô sinh tại Phờ-lo- răng- xơ. Cùng với họi hoạ thế kỉ XV điêu khắc cũng bắt đầu phát triển với một tên tuổi khổng lồ: Đô-na-ten-lô cuộc đời ông gắn lền với thành phố quê hương Phờ-lo- răng- xơ. Các tác phẩm như Thánh Mác (phù điêu đá 1411-1414, cao 2,36m), Thánh Gióc (cao 2,14m- khoảng năm 1416)... Các chủ đề hạ xuống cây thánh giá hay Đức mẹ và Chúa hài đồng được ông thể hiện khá nhiều.

* Hoạ sĩ Bô-ti-xen-li (Botticelli 1445-1510): Bô-ti-xen-li là hoạ sĩ kết thúc thời kì tiền Phục hưng, về tuổi tác ông là người cùng thời với Lê-ô-na đờ Vanh-xi. Bô-ti-xen-li sinh ra ở Phờ-lo- răng- xơ. Trong số những tác phẩm, tác phẩm được nhắc đến nhiều hơn là những tác phẩm Mùa xuân, Ngày sinh của thần vệ nữ, Lễ truyền tin, Đức mẹ, Chúa hài đồng và năm thiên thần... Bô-ti-xen-li đã đề cập tới đề tài thần thoại. Một sự thay đổi hay một sự quay trở về với truyền thống vinh quang thời cổ La mã. Trong tranh Ngày sinh của thần vệ nữ Bô-ti-xen-li vẽ thần vệ nữ là một cô gái đẹp, lả lướt với những lọn tóc vàng dày, nặng song mềm mại rủ xuống thân hình khoả thân. Cái đẹp trong tranh Bô-ti-xen-li là cái đệp tổng thể, hài hoà của nhiều yếu tố tạo hình: đường nét, màu sắc và chất gợi cảm. Bức tranh mang tính ẩn dụ Mùa xuân lại mang đến cho chúng ta cảm súc khác. “Mùa xuân được coi như một huyền thoại kể về chuyên nữ thần Choris giải thích vì sao nàng lại trở thành chúa xuân (Flora) và thần gió Tây Zephyr đã cưới nàng và tặng nàng “một hu vườn đầy hoa và trái cây quý”. Năm 1489 Bô-ti-xen-li nhận trang trí cho nhà thờ Phờ-răng-xét-cô Goa-đi ông vẽ bức truyền tin, một đề tài quen thuộc của nghệ thuật tôn giáo. 

* Hoạ sĩ Lê-ô-la đờ- Vanh-xi (léonar de Vinci 1452-1519): Lê-ô-la đờ Vanh-xi (léonard) sinh năm 1452 tại làng Vanh-xi (vinci) ở Toscane (Ý) tự hào về người con tài giỏi của làng mình, mọi người gắn tên ông với tên làng. Có một số tài liệu cho biết cuộc đời sáng tác nghệ thuật Lê-ô-la ở Vanh-xi vẽ được khảng 30 bức tranh- một số lượng tranh không nhiều. Có những tác phẩm được coi là đỉnh cao, biểu tượng cho nghệ thuật cổ điển Phục hưng. Đó là tác phẩm Bữa tiệc cuối cùng, chân dung La- giô-công đơ; Đức mẹ đồng trinh trong hang hay thánh nữ Anna, Đức mẹ đồng trinh và Chúa hài đồng... Một tác phẩm khác cũng khá nổi tiếng của Lê-ô-la ở Vanh-xi là bức chân dung La-mô-li-da hay còn gọi là bức La-giô- công-đơ. Bức Lêda Và Thiên Nga dựa theo truyền thuyết nàng Lê đa sinh đẹp bị Thần Zớt háo thành thiên nga tự tình mà không biết là một tác phẩm đày tính lãng mạn và trữ tình với bố cục và bút pháp chặt chẽ và sinh động

* Hoạ sĩ Mi-ken-lăng-giơ Bu-ô-na-rô-ti (Michel Ange Buonarroti, 1475-1564): Mi-ken-lăng-giơ là một nhà điêu khắc nổi tiếng của thời kì Phục hưng.Ông sinh ngày 6 tháng 3 năm 1475 trong một gia đình quan chức nhở ở Cap-re-dơ, cha ông là một luật sư ở Phờ-lo- răng- xơ và không muốn cho ông theo nghề nghệ thuật. Mi-ken-lăng-giơ say mê nghệ thuật điêu khắc từ nhỏ và ông luôn cho rằng điêu khắc mới là nghệ thuật thật sự. Mi-ken-lăng-giơ gắn liền với nhiều công trình, trong đó phải kể đến công trình nhà thờ hánh Pi-e (Saint Pierre). Năm 1547 Mi-ken-lăng-giơ bắt đầu thiết kế và diều chỉnh lại công trình của Bra-măng-tơ. Mi-ken-lăng-giơ muốn công trình kiến trúc này sẽ làm cho “kiến trúc Hy Lạp- La Mã phải mờ phai”. Với các tác phẩm Pi-et-ta ở nhà thờ thánh Pi-e đã đưa tên tuổi ông đến với mọi người. Tác phẩm Đa- vít sau khi đã hoàn thành đã được dựng ở trước trụ sở hành chính của thành phố Phờ- lo-răng-xơ. Dân thành phố này đá coi Đa- vít như một biểu tượng đày tự hào cho dân ở đây. Pho tượng được tạo ra từ một khối đa cẩm thạch cao 5,5m. Trong những năm tiếp theo Mi-ken-lăng-giơ hoàn thành những tác phẩm tượng đặt ở lăng của giáo hoàng Duyn II. Trong đó có những pho tượng nổi tiếng như Hai nô lệ (bảo tàng lu-vơ-rơ- Pháp) tượng Môi-dơ (nhà thờ thánh Pi-e-Rô-ma). 

* Hoạ sĩ Ra-pha-en Xăng-ti (Raphael Santi 1483-1520): Cùng với Lê-ô-na đờ Vinh-xi và Mi-ken-lăng-giơ, Ra-pha-en góp phần tạo nên sự chuẩn mực, định hình cho phát triển của phong cách nghệ thuật Phục hưng. Nếu Mi-ken-lăng-giơ có phong cách mạnh mẽ, cuồng nhiệt bao nhiêu thì Ra-pha-en lại có phong cách mềm mại, nhẹ nhàng bấy nhiêu. Trong nmĩ thuật thời kỳ Phục hưng, hai nghệ sĩ này được coi là hai thái cực đối lập nhau. Ông đến Phờ-lo răng-xơ khi mà ở đó đã có hai tên tuổi nổi tiếng Lê-ô-na đờ Vinh-xi và Mi-ken-lăng-giơ. Tác phẩm Đức mẹ của đại công tước là một bức tranh được vẽ theo yêu cầu của một vị đại công tước. Tác phẩm Đức mẹ của đại công tước đã đạt đến vẻ đẹp mẫu mực, hoàn hảo. Sau đó Ra-pha-en vẽ bức Đức mẹ và chúa hài đồng với vẻ đẹp thánh thiện và tràn đầy sức sống. Bức tranh nổi tiếng nhất là tác phẩm Trường học A-ten. Trong tác phẩm này, Ra-pha-en đã ca ngợi triết học Hi Lạp cổ đại, căn phòng với vòng cung lớn. Ở chính giữa tranh là hai nhà triết học Pla-tôn và A-rit- Xtốt.

Ngày: 22/01/2024
Tranh dân gian Việt nam là do tập thể nhân dân sáng tác. Nó xuất hiện vào khoảng thế kỷ XI ( thời Lý) và phát triển mạnh vào thời Lê - Trịnh (1533 - 1738).

Tranh dân gian Việt nam thường bán vào dịp tết nên thường được gọi là tranh tết.

Hiện còn 2 dòng tranh dân gian chính đó là: Tranh Đông Hồ ( thuộc huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh) và tranh Hàng Trống ( phố hàng trống Hà Nội).

• Ngoài ra còn có tranh Kim Hoàng ( Hà Tây)
• Tranh làng Sình (Huế).


Đại cát - Tranh Đông Hồ


Cá chép - Tranh dân gian Đông Hồ


Lý ngư vọng nguyệt - Tranh Hàng Trống


Hứng dừa - Tranh Đông Hồ


Đánh ghen - Tranh Đông Hồ


Thất đông - Tranh Hàng Trống

Sau đây là vài nét khái quát vẽ tranh dân gian Việt Nam:

1. KỸ THUẬT LÀM TRANH DÂN GIAN

Các nghệ nhân phải nghiền ngẫm, suy nghĩ, tìm tòi kỹ thuật làm tranh dân gian. Các mẫu tranh thường được vẽ bằng bút lông, mực nho lên giấy bản, nét vẽ phải rõ ràng, mạch lạc để khi chuyển sang bản khắc không bị khõ khăn khi khắc nét.

Các nghệ nhân như: Nguyễn Thế Thức 1882-1943; Vương Chi Long 1887-1944; Vương Chi Lương 1916-1946; Phùng Đình Năng 1911; Lê Đình Thổ, Lê Đình Liệu vv...

1.1. Khắc ván

Phụ trách khâu này là những nghệ nhân có tay nghề khắc giỏi như Nguyễn Đăng Tuỵ, Nguyễn Đăng Mưu, Nguyễn Thế Bản, Hà Văn Tư là những nghệ nhân giỏi trước CM tháng 8 ở dòng tranh Đông hồ. Trang Hàng trống lại do thợ khắc gỗ Hàng Gai hoặc thợ khắc kinh ở đền Ngọc Sơn đến khắc.

Trước khi khắc phải phải dán úp mặt tranh vào tấm gỗ, miết phẳng tờ tranh bám chặt vào mặt gỗ, các nghệ nhân khắc nhìn vào hình trên mặt trái của tranh đêr khắc bằng mũi dao, mũi đục...

Tranh màu được chia thành 2 loại ván khắc: Bản khắc nét bằng gỗ thị, gỗ mỡ hay gỗ lồng mực. Bản khắc màu bằng gỗ dổi hay vàng tâm, là loại gỗ nhẹ, thớ mềm xốp, dễ hút màu. Tranh Đông hồ có nhiều bản khắc màu là tuỳ theo số lượng màu trong tranh. 

Các dụng cụ khắc: Bộ ve khắc ván Đông hồ gồm khoảng 40 chiếc, phân làm 4 loại:

• Móng: Lưỡi ve lòng máng
• Thoảng: Lưỡi ve hơi lòng máng
• Thẳng: Lưỡi ve thẳng
• Dẫy nền: Lưỡi ve lòng máng, thân ve uốn cong, để dễ dũi, đào sâu xuống gỗ.
• Ván khắc Đông hồ thường nhỏ, nhẹ tiện cầm trên tay. Ván Hàng trống to, rộng, dầy.

1.2. In tranh

In tranh rất công phu, đây là khâu phức tạp chia thành nhiều khâu nhỏ: Pha giấy, bồi điệp, nhuộm giấy đến việc pha chế màu sắc để in. Công việc bồi điệp, nhuồm giấy và in thường được tiến hành về mùa đông, mùa khô ráo thuận tiện cho việc in tranh và tô màu. Giấy in tranh là giấy dó mỏng, mềm, dễ hút màu. Giấy này được làm từ loại cây dó mọc hoang trong rừng. Cơ sở sản xuất giấy ở làng Bưởi, làng Cót ngoại thành Hà nội xưa và làng Đông cảo (Bắc ninh cũ)

* Chất liệu

- Màu sắc chủ yếu là bằng  thảo mộc và khoáng sản:

• Màu đỏ vàng từ gỗ cây vang.
• Màu vàng ấm từ hoa hoè, hoa dành dành.
• Màu xanh từ lá cây chàm.
• Màu trắng từ vỏ con điệp.
• Màu đen lấy từ than rơm nếp, than soan.

-  Đường nét:

• Tranh Đông Hồ đường nét chắc khoẻ.
• Tranh Hàng Trống nét mềm mại, tinh tế.

- Giấy in bằng giấy dó thường quét nền điệp nên còn gọi là giấy điệp: Trong tranh dân gian người ta ví đường nét là dáng còn màu là men (nhất dáng nhì men). Nghệ nhân in tranh cầm ván bên tay phải, cầm ở ngón “tay cò” đóng sau ván in, Rập mặt nét hay mặt hình xuống mặt bìa có bôi màu, để màu thấm đều vào bản in. xong ấn ván lên tờ giấy dó  bôi điệp, sau đó lật ngữa ván in có dính theo tờ giấy dó  và xoa đều miếng xơ mướp lên mặt tờ giấy để nét và màu in đều lên tời giấy, bóc tờ giấy điệp ra ta sẽ có hình hay những mảng màu in nổi lên mặt tờ giấy điệp. Tờ tranh có bao nhiêu màu thì có bấy nhiêu lần in, mỗi lần chỉ in được một màu.

* Hình thức thể hiện

• Lấy hình để gợi ý không gian, ánh sáng, con người đều ước lệ. Bố cục theo lối vừa chặt chẽ vừa cân đối.
• Tranh Đông Hồ khắc trên ván, mỗi màu một bản khắc, in màu trước và in nét sau cùng.
• Tranh Hàng Trống in nét trước sau đó tô màu bằng bút lông.

2. NỘI DUNG TRONG TRANH DÂN GIAN

Nội dung trong tranh dân gian đề cập đến cuộc sống thiết yếu của người lao động. Phản ánh tâm tư, nguyện vọng hoài bão bao đời mà họ hằng mong ước đó là cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Các đề tài như

- Chúc tụng- Thờ cúng- Cảnh vật- Lịch sử- Tranh truyện
- Sinh hoạt xã hội: “Hứng dừa” và “ Đánh vật”.
- Đả kích - châm biếm: “Đánh ghen”, “Đám cưới chuột”
- Tuyên truyền - cổ động…….

3. GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA TRANH DÂN GIAN

Nghệ nhân xưa đã đề cao các tiêu chí để tranh đạt đến giá trị nghệ thuật của tranh dân gian như

• Đường nét phải khéo, gọn, tả đúng chất, đi dứt khoát
• Màu sắc phải tươi đậm và trong, màu nào rõ ràng màu ấy.
• Hình phải khái quát, đúng đặc trưng của tường loại đối tượng
• Khi vẽ người phải tạo được các dáng, cái thần. Người sao tính vậy “Nhân hình tại mạo, trắng gạo ngon cơm”

3.1. Đường nét trong tranh dân gian

Đường nét đóng vai trò quan trọng tronh tranh dân gian, đường nét tạo nên hình trong tranh, đường nét bao quanh mảng màu làm cho màu đằm thắm trên nền tranh. đường nét được xem là dáng, màu là men “ nhất dáng nhì men”. Đường nét trong tranh thể hiện tính cách cuả nhân vật. Tranh Đông hồ đường nét khoẻ, mập nhưng vẫn thể hiện tính cách của nhân vật. Tranh hàng trống đường nét nuột nà, tinh tế

3.2. Màu sắc trong tranh dân gian

Cảm thụ màu sắc của thiên nhiên và tâm lý dân tộc, các nghệ nhân xưa đã đưa lên mặt tranh dân gian một cách sáng tạo. Tranh dân gian thường in màu lên 2 loại tranh “ Tranh đỏ” và “tranh trắng”:

• Tranh đỏ: Với các màu nền như hồng điều, hồng hoàng và tàu vang.
• Tranh trắng: In trên giấy mộc hoặc quét điệp

3.3. Bố cục của tranh dân gian

Tranh dân gian Việt nam không có ý tả hình gây ấn tượng như cảnh thật, mà hình gợi ý, đi thẳng vào những yêu cầu của chủ đề. Không gian, ánh sáng, con người đều được bố cục theo lối ước lệ hoá.

3.4. Thơ trong tranh dân gian

Thơ trong tranh dân gian vừa là ý của tranh, vừa tham gia làm cho bố cục tranh thêm chặt chẽ. Các dòng thơ chữ hán hay chữ nôm tuỳ theo từng đề tài mà viết sao cho phù hợp, có nét mềm, nét cứng tạo nên sự phong phú đa dạng.

Trong tranh hứng dừa:

“Khen ai khéo dựng nên dừa
Đấy trèo, đây hứng cho vừa một đôi...”

Trong tranh đánh ghen:

“ Thôi thôi bớt giận làm lành
Chi điều sinh sự nhục mình nhục ta...”

3.5. Hạn chế của tranh dân gian

Về mặt nội dung: vẫn còn hạn chế trong sinh hoạt ở nông thôn với tầm nhìn chật hẹp, những mâu thuẩn xã hội chưa được đề cập trực diện, chỉ mới dám phê phán chế độ đa thê, hay dùng dán tiếp là cóc, mèo và chuột để đả kích châm biếm nho sĩ, quan trường.

Về nghệ thuât: 

• Tranh Đông Hồ hay Hàng Trống đều cho ta thấy được nét đẹp của tranh dân gian, tuy nhiên cũng có nhiều nghệ nhân khi thể hiện tranh chưa thực sự đề cao đến giá trị nghệ thuât, dẫn đến có tranh còn chưa đẹp.
• Tranh Nam bộ như tranh Sình (Huế) do tính chất tranh thờ cúng xong đốt ngay, không ở lâu với người mua vì vậy các nghệ nhân ít chú ý đến yêu cầu về thẩm mĩ.

3.6. Sức sống của tranh dân gian

Các tác phẩm tranh dân gian Việt nam là sản phẩm của nghệ thuật dân tộc Việt nam, bắt nguồn thực tế xã hội Việt nam, đã tồn tại lâu đời và đi sâu vào tình cảm và là nhu cầu không thể thiếu được trong thẩm mĩ dân tộc Việt. Ngay nay những bức tranh dân gian Đông hồ vẫn con nguyên giá trị giáo dục tích cực cho tất cả các tầng lớp xã hội  

Ngày: 22/01/2024
Trong hội hoạ truyền thống Trung Hoa sử dụng các kỹ thuật dùng bút tương tự như nghệ thuật viết chữ (thư pháp) của Trung Quốc và vẽ bằng bút lông đã được nhúng vào mực đen hoặc màu. Giống với thư pháp, bút lông, giấy và mực là những nguyên liệu cơ bản để tạo nên bức vẽ.

1. Tranh sơn thủy của Nghệ thuật Trung Hoa

Tranh sơn thủy vẽ núi và nước, như vậy là biểu tượng của người quân tử bao gồm được cả nhân và trí. Nhưng để đạt tới tinh hoa của tranh sơn thủy, nho sĩ hay văn nhân thường đi ra ngoài Khổng giáo để viện đến Đạo và Thiền.

• Đạo giáo với thuyết “vô vi” xa lánh cõi tục tìm nơi thâm sơn cùng cốc để gần với “đạo” trời đất tu luyện thân mình, khác với Khổng giáo tu thân để ứng xử nhập thế. Đạo giáo coi tu thân là xuất thế, tìm sự hòa hợp với tự nhiên bên ngoài. Đạo có thuyết âm-dương, ngũ hành biến đổi không cùng sinh ra vạn vật. Người có đủ khí âm-dương, khí ngũ hành, tướng mặt, tướng tay, tướng thân thể là sự biểu lộ của khí âm-dương ngũ hành bên trong người. Đạo biến đổi theo thời gian, vô thủy vô chung theo vòng tuần hòan thịnh-suy, suy-thịnh không bao giờ dứt.
• Thiền giáo khước từ cả xã hội lẫn tự nhiên, hướng vào cái bản ngã để thấy được cái đại ngã, tìm thấy sự thăng bằng với bản thân mình. Khổng giáo và Đạo giáo đều nói đến trực giác, người phải có trực giác mẫn tuệ, thâm viễn để nắm lấy phần vi diệu, không cần lời nói hay trí thuật.

Sơn thủy là thể loại hành tráng nhất và tiêu biểu nhất của hội họa Trung Hoa với tên tuổi của hàng loạt danh họa từ Lý Thành đến Hạ Khuê, Mã Viễn. Nó biểu hiện rõ nhất quan niệm về vũ trụ, được coi là sự kết hợp của âm-dương mà thành và theo sự biến đổi của âm dương mà biến đổi. Âm dương chuyển hóa lẫn nhau không ngừng nghỉ tạo nên cuộc sống. Trong sơn thủy cũng có thể có đủ ngũ hành, tức năm yếu tố căn bản tạo nên thế giới vật chất là Kim(kim loại), Mộc(gỗ), Thủy(nước), Hỏa(lửa), Thổ(đất)… Không gian rộng lớn của sơn thủy cũng chứa không gian địa lý gồm các hướng Hỏa(đông), Kim(tây), Thủy(bắc), Mộc(nam) và Thổ ở trung tâm. Riêng về các màu vàng, lục, đỏ không được dùng nhiều mà thu vào đen-của họa tiết và trắng-của nền (hành thủy và hành kim). Thực ra nền là một phần của tranh, khoảng trống là yếu tố hàng đầu, trọng yếu của tranh sơn thủy.

Nội dung chủ yếu của thể loại nghệ thuật Trung Hoa này là núi và sông, suối, thác nước, ao hồ trên núi cao… Tất nhiên giữa núi và sông có cây, rừng, đồng ruộng cũng như những cảnh sinh hoạt, làm ruộng, kiếm củi, chăn thả gia súc và đánh cá. Các nghề này kiếm sống nhờ vào tự nhiên, tuân theo các quy luật của thổ nhưỡng, khí hậu, nhờ trời thì được ấm no. Đó cũng là những nghề cơ bản của xã hội nông nghiệp. Sinh hoạt cũng thường là sự lánh đời của các văn nhân hay chính các họa sĩ. Họ tìm đến chốn lâm tuyền để hoà vào thiên nhiên về cả tâm hồn và thể xác. Họ uống rượu, đọc thơ, đánh cờ, gẩy đàn và quan sát sự chuyển vần của tự nhiên. Có thể thấy thể loại này ảnh hưởng tư tưởng Lão tử, Trang tử rất sâu đậm.

Phép vẽ thứ năm trong “Lục pháp luận” của Tạ Hách là “Kinh dinh vị trí”, tức là các yếu tố tạo hình trong tranh có tính toán trước để đặt cho đúng chỗ và để tạo nên thế cân bằng của bức tranh. Thế cân bằng tương đối biểu diễn dưới dạng bất đối xứng với điểm tựa ở lệch hẳn về một bên cán như kiểu cân Trung Hoa, trong đó một vật thể nhỏ được dùng làm đối trọng cho một vật thể có khối lượng lớn. Mã Viễn có cách sáng tạo hết sức độc đáo về lối bố cục này, dồn trung tâm hứng thú vào một góc tranh, sử dụng cực độ sự đối lập giữa mảng đặc và mảng trống, lập ra thế cân bằng không đối xứng làm cho tiếng nói tạo hình và giá trị gợi cảm của mảng trống trong tranh tăng lên mạnh mẽ. Với lối bố cục đó, dù vẽ tranh trong khuôn khổ nhỏ, Mã Viễn vẫn tạo được một không gian vô cùng, một cảm giác siêu thoát lâng lâng lên vũ trụ.

Tranh thủy mặc thường có không gian rộng, tranh “Ngắm trăng” của Mã Viễn hay bức “Lời ca thôn dã” hay “Phong cảnh” của Hứa Đạo Ninh khai thác sự tương phản của thế núi rừng sừng sững hay chênh vênh trong không gian mênh mông. Ngắm trăng – trăng sáng đến mức có thể nhìn rõ vẻ đẹp của cây như hướng tới con người đang ngắm trăng. Một mối quan hệ giữa không gian và con người, giữa chính và phụ, giữa thủ pháp nghệ thuật tả kỹ, chấm phá, viết thảo

2. Tác phẩm “Giang sơn thắng khái đồ quyển”

Tác giả Hạ Khuê tự là Vũ Ngọc, người ở Tiền Đường, tỉnh Triết Giang là một tác giả nổi tiếng trong nền nghệ thuật hội họa Trung Quốc. Ông từng được vua ban cho chiếc đai vàng, vẽ cảnh lâu đài, cung điện đưa nét thẳng không cần đến thước kẻ. Hạ Khuê hay dùng vệt mực đẫm nước nhào trộn lên tranh dứt khoát. Tác phẩm “Giang sơn thắng khái đồ quyển” – nghĩa là “Cảnh đẹp bao quát núi sông” của Hạ Khuê là một bức tranh cuộn dài hơn 800 cm bằng mực trên giấy, người xem bị cuốn hút vào một phong cảnh hấp dẫn có núi non, thung lũng, có đá tảng cùng suối khe, khi đi thì dừng chân trước ngôi chùa thấp thoáng sau rặng cây, khi đi thì đi trên chiếc thuyền buồm qua hồ nước hay bước trên những nhịp cầu tre. Người phương Tây so sánh bức tranh với tác phẩm âm nhạc của một Beethoven, tiết điệu lực lưỡng, chủ đề táo bạo, tất cả được trình bày sáng sủa và liên hệ với nhau không chút khiên cưỡng.
 

Giang sơn thắng khái đồ quyển - Hạ Khuê

Hạ Khuê đã vận dụng cùng trong một bức tranh thủ pháp biểu hiện không gian theo ba cách nhìn xa (tam viễn); đứng trước tự nhiên bao la, ngoài cách nhìn ngang phóng tầm mắt ra xa (bình thị hay bình viễn) còn có cách nhìn ngước lên (ngưỡng quan hay cao viễn) và cách nhìn cắm xuống (phù thị hay thâm viễn). Với phép thấu thị của Italia, phong cảnh mới nhìn thì như thật, nhưng nhìn lâu thì thấy cấu trúc khó chịu, không vượt ra ngoài cái khung của bức tranh. Đó là do phép thấu thị bản thân nó mang sẵn tính chất cơ học quy ước người xem là điểm bất động và thời gian thì bị ngưng lại đột ngột. Phép tam viễn với hệ thống thô sơ hơn, nhưng dựa trên cơ sở sinh lý tự nhiên của mắt nhìn đã giúp vào việc thể hiện quan niệm tạo hóa biến chuyển không cùng của Đạo và nắm bắt tự tính ngay giữa dòng lưu chuyển của Thiền. Trong tranh của Hạ Khuê, hiệu quả về chiều sâu đạt được nhờ ở việc sử dụng mây và sương mù cùng những biến thái tinh tế giữa cảnh gần và cảnh xa. Hạ Khuê vẽ như liền một hơi, suốt cuộn tranh dài không có chỗ nào non tay, mực dùng đậm, nét bút chải như nhát búa bổ hay nhát rìu chặt làm tăng góc cạnh của các tảng đá đồ sộ, uy nghi. Kỹ pháp của ông bình thành hệ nhăn gấp được rút ra từ việc nghiên cứu cấu tạo của nham thạch. Kết hợp nét “Câu” là nét viền chu vi của hình thể, bọc ngoài để tách đối tượng ra khỏi môi cảnh với nét “Thuân” là nét vẽ bên trong, thường là loại thủy mặc sơn thủy.

3. Tác phẩm “Thanh minh thượng hà đồ”

Tác phẩm “Thanh minh thượng hà đồ” của Trương Trạch Đoan là tranh cuộn vẽ thủy mặc trên lụa cao 23,5cm dài 551 cm. Ông đi xem xét cảnh quan ở thực địa rồi về vẽ lại thành tranh. Tác giả có một ký ức tạo hình thật kỳ lạ để đưa lên tranh trên 600 nhân vật đủ các lứa tuổi, đủ các hạng người, với hành trạng khác nhau: trưởng giả, nhà sư, thầy thuốc, thầy số, phu kiệu, phu thuyền, phu ngựa, phu lạc đà, chân sào, thợ cạo, nhà buôn, phu trạm, phu khuân vác, người bán rong, người ăn mày, chủ quán, thợ đóng xe...

Tác giả vẽ đủ loại cây: ngô đồng, trúc, dương liễu... đủ loại cầu: cầu lớn, cầu nhỏ, cầu vòm, cầu xây... cùng ruộng, vườn, lều tranh, quán ngói, cổng nhà, cổng thành, lầu gác... thuyền, xe một bánh, xe hai bánh, kiệu, cổng chào, biển hàng, cờ, phướn, thúng, mẹt, quang gánh, kiện hàng, bàn, ghế, tủ, giếng nước, trục lúa, hàng dao kéo, hàng đồ chơi, quán ăn, hiệu thuốc... ngựa, lừa, lạc đà, bò, trâu, lợn... Bức tranh dẫn dắt người xem từ cảnh sớm mai trên con đường ngoại ô vắng vẻ qua ruộng đồng với hàng dương liễu lạnh lẽo hơi sương đến cảnh tấp nập trên dưới bến thuyền lúc trời sáng tỏ ấm áp. Trường đoạn thuyền qua cầu là cao trào của cảm xúc về ngày thanh minh trên sông với trên 30 chiếc thuyền tam bản to như cái nhà cùng những chân sào hối hả... ngắm tranh mà như nghe được cả âm thanh dồn dập, hơi thở gấp gáp trong cảnh lao động khẩn trương căng thẳng. Hết cảnh bến cảnh bến sông ồn ào đến cảnh thành nội, đường phố thẳng, nhà cửa khang trang, người đi lại mua sắm, thăm viếng thong dong, nhàn tản.


Thanh minh thượng hà đồ - Trương Trạch Đoan

Có thể coi “Thanh minh thượng hà đồ” như một cuốn phim thời sự-tài liệu, ống kính lia dọc theo sông ghi lại cuộc sống thanh bình của một thị trấn có sự đối lập giữa cảnh nhốn nháo tất bật của dân lao động với cảnh chơi bời nhàn tảng của hàng trưởng giả. Toàn bộ bức tranh được diễn tả bằng lối “sinh hoa điệu bút”, từ khoan thai đến dồn dập, từ uyển chuyển đến cứng cỏi, tất cả được kết hợp dưới ngọn bút rất có khí lực, không có chỗ nào tỏ ra tác giả xuống hơi, non tay. Bằng vài nét, tác giả lột tả vẻ vui nhộn của anh trai trẻ chèo thuyền, vẻ hối hả của các chân sào khi thuyền qua cầu, vẻ khoan khoái của anh ngồi cạo mặt, vẻ buồn ngủ của anh phu trạm rỗi việc. Người xem không thể không khâm phục con mắt nhận xét tinh vi, trí nhớ lạ lùng cùng kỹ pháp vẽ nét điêu luyện của họa gia. Để tạo không gian, các ngôi nhà, các con thuyền được vẽ theo nhiều hướng khác nhau, thấu thị đường nét thật đã đạt trình độ cao, vượt qua được những trói buộc đương thời để sáng tạo nên một kiệt tác, vì đề tài không được hàng văn nhân sĩ đại phu ưa thích, họ cho nó là quá thông tục.

4. Những dân chài - Hứa Đạo Ninh

Tác giả Hứa Đạo Ninh sống vào khoảng cuối thế kỷ 10, đầu thế kỷ 11, người Tây An, vừa giỏi về thơ vừa giỏi về vẽ. Thuở trẻ ông làm nghề bán thuốc ở thành Tây An và vẽ tranh cây, đá cho người đặt mua. Tranh của ông thời này còn ở giai đoạn chính xác mang tính tủn mủn. Về sau, ông đi quanh dẫy núi Thái Hòa, có dịp ngắm những đỉnh non cao đứng dựng sừng sững và ông đã vẽ tranh sơn thủy với phong cách nghệ thuật khác trước.

Bức tranh cuộn “Những dân chài” của Hứa Đạo Ninh vẽ bằng mực trên lụa cao 48 cm, dài 208 cm. Tạo hình núi hết sức độc đáo, đỉnh núi nhọn hoắt như mũi tên, vách núi thẳng đứng như vách trường thành. Những quả núi giăng hàng đánh võng đuổi nhau bên dòng sông uốn khúc quanh co. Bên cạnh cảnh dữ dội của thiên nhiên là nhịp cầu mong manh bắc ngang sông, những thuyền câu bé nhỏ thong dong bình lặng. 

Cây cối mùa đông và những chiếc thuyền câu bé nhỏ trên mặt nước sóng lăn tăn, vẽ rất có khí lực. Nhịp điệu của bức tranh được nhấn mạnh như tiết tấu trong một bản nhạc, lúc khoan thai, lúc dồn dập, lúc vút lên đột ngột, lúc buông lơi vang vọng xa xăm. Vẻ hăm dọa của tạo vật (núi non trơ trọi, cây cối khẳng khiu, khô khốc) tương phản với vẻ bình thản của con người (cảnh lao động sinh sống hàng ngày, những nhịp cầu tre mong manh bắc ngang sông) tất cả như gợi ra cảm xúc kỳ lạ khó nói bằng lời trước cuộc đối thoại giữa cái vĩnh viễn vô cùng tự tôn tự đại với cái phù du lưu chuyển theo dòng chảy thoáng như mộng ảo.

5. MỘT SỐ TÁC PHẨM THUỘC THỂ LOẠI KHÁC

Nghệ thuật tạo hình tạo nên hình tượng nghệ thuật, hình tượng nghệ thuật ấy có hai mặt: cái mà nó có cho ta biết về cái “Thực”, cái mà nó dẫn đến trí tưởng tượng của chúng ta là “Hư”. Mỗi tác phẩm là sự kết hợp khéo léo giữa “Hư” và “Thực”, một tác phẩm mà không có sức mạnh gợi lên trí tưởng tượng của người thưởng thức, dù tác phẩm có vẻ của “Thực” đi chăng nữa cũng chỉ là một tác phẩm chết. Nghệ thuật truyền thống Trung Quốc rất quán xuyến nguyên tắc thẩm mỹ này. 

Khi vẽ một con ngựa ở phía xa, họa sĩ chỉ đặt vào một góc trong bố cục của bức tranh: khoảng không còn lại người phương Tây thường thêm một đôi cảnh vật vào như chiếc cối xay gió, hoặc một căn nhà, một mảnh vườn để tránh sự trống trải của bố cục. Họa sĩ Trung Quốc không điền những cái thực vào “khoảng không trắng”, mà dùng tài hoa của bút pháp để gợi về một chân trời, một sắc biển bao la. Vì thế, những chỗ gọi là “trống không” đó rất có ý nghĩa, đấy là nơi từ “Hư” đến “Thực”.

Tề Bạch Thạch vẽ một con tôm, một con cua, ta chỉ thấy trên nền tranh có tôm và cua mà thôi, nhưng toàn cảnh tuyệt nhiên không phải là trơ trọi. Họa sĩ không diễn tả nước, nhưng thêm một cọng rêu, một cây rong nhỏ, cả làn nước mát như xao động trong tâm trí ta.

Tác giả Mục Khê (1200-1250) quê ở Nam Hải, là một nhà sư tu Thiền tại một ngôi chùa dựng trên bờ Tây Hồ gần Hàng Châu.
Tranh vẽ Sáu quả hồng của Mục Khê cao 35cm, rộng 29cm, vẽ bằng mực trên giấy. Bức tranh khổ nhỏ vẽ những trái cây quen thuộc nhưng lại được nhiều nhà nghiên cứu chú ý tới. Thật không có gì bình dị hơn về đề tài, về đối tượng: tranh tĩnh vật, sáu quả hồng; người ta tự hỏi vậy mà tranh như có phù phép lôi cuốn mắt nhìn. Sáu trái cây bình thường đặt hàng ngang phía gần đáy tranh ở vị trí khiêm tốn; phía trên là một mảng trống, trong sự tương tác với mảng đặc lại làm cho vẻ khiêm nhường có cái phần trang trọng thầm kín. Hình thể của các trái cây nếu tỉnh lược đi thì đó là những hình hình học: tròn, vuông, bầu dục. Mỗi trái cây có xu hướng gắn với hình thể hình học mà không hòa nhập hẳn, tạo nên một sức căng kích thích vừa làm cho người xem tri giác các hình thể khác nhau xếp bên nhau lại vừa có cảm giác đó là mạch đập cùng chung một hình thể.

Thoạt nhìn, cả sáu quả hồng như không phân chia được, vì quả ở tiền cảnh giống với cán cân giữ nhịp cho một nhóm hai quả và một nhóm ba quả luôn thăng bằng và gắn bó với nhau. Những quả rỗng và những quả đặc với mảng mực đậm nhạt, những điểm sẫm cuống lá tham gia vào sự thăng bằng đồng thời làm linh hoạt bức tranh. Họa sĩ không vẽ mặt bàn hay mặt đất mà sáu quả hồng vẫn cho cảm giác chỗ tựa vững chãi chứ không bồng bềnh lơ lửng trong khoảng trống của trang giấy. Từ hình tượng của bức tranh toát ra cái tĩnh lặng sâu xa thanh lọc được sự xôn xao trong lòng, hiệu quả đạt được cũng giống như dây cung dương đến độ căng của nó ắt mũi tên phải vụt đi.

Ngày: 22/01/2024
Nhật Bản là một quần đảo hình cánh cung nằm ở ngoài khơi phía Đông của Châu Á nơi đây không có thời tiết khắc nghiệt như ở Ấn Độ mà chỉ là nhiều quần đảo hợp thành một quốc gia.

Người Nhật không có tín ngưỡng nhiều về các vị thần, truyền thống tín ngưỡng lâu đời nhất của người Nhật là thần Đạo (Shintoisme) ngoài ra Nhật còn chịu sự ảnh hưởng của Phật giáo Trung Quốc

• Thời kì Na-ra (645-793); Thời kì Hây-an (794-1187); Thời kì Ca-ma-cu-da (1185-1333)
• Thời kì Mu-rô-ma-chi (1133-1573)
• Từ 1573 -1868 là thời kì Mô-mô-ya-ma và E-dô mĩ thuật Nhật Bản cũng có nhiều sự thay đổi chủ yếu là tranh khắc gỗ mầu với các hoạ sĩ như: U-ta-ma-rô (1753-1806), Hô-ku-sai (1760-1849), Hi-rô-shi-ge (1797-1758)...

Nghệ thuật Nhật Bản bao gồm hội họa, thư pháp, kiến trúc, đồ gốm, điêu khắc, đồ đồng, chạm khắc ngọc bích và các nghệ thuật tạo hình trang trí hoặc mĩ thuật khác được sản xuất ở Nhật Bản qua nhiều thế kỷ.


Nghệ thuật Nhật Bản

1. NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC VÀ ĐIÊU KHẮC NHẬT BẢN

Nghệ thuật kiến trúc Nhật Bản gồm 2 đặc điểm: Thần đạo và Phật giáo

• Kiến trúc mang tinh thần Thần đạo. Người Nhật cho rằng linh hồn có sẳn trong mọi chất liệu vì vậy họ thích sử dụng các vật liệu tự nhiên ít gia công chạm chỗ. Kiến trúc Nhật Bản có cách trang trí rất riêng: nhẹ nhàng tinh tế, thanh tịnh và cao siêu
• Kiến trúc Phật giáo.

Với điện phật Tô-đai-đi đây là chùa chính của phái Tông hoa nghiêm (752) trong điện được đặt tượng Phật Thích-ca-mâu-ni bằng đồng thau lớn nhất thế giới

2. NGHỆ THUẬT HỘI HOẠ, ĐỒ HOẠ

Giống như ở Trung Quốc nghệ thuật hội hoạ, đồ hoạ Nhật Bản dùng bút lông để vẽ những hội hoạ phát triển muộn hơn điêu khắc vào khoảng thế kỉ V-VI, đến cuối thế kỉ VI mới bắt đầu phát triển. Đến thế kỉ IX một số nhà họa sĩ Nhật Bản sang Trung Quốc hoạ vẽ về Nhât truyền đạo qua các tranh tượng Phật giáo một số thể loại tiêu biểu như: Tranh tôn giáo, tranh trang trí vách ngăn, tranh thuỷ mặc, tranh cuộn mang tính chất minh hoạ cho tiểu thuyết giả sử... Đến thế kỉ XIX các hoạ sĩ ấn tượng ở Pháp đã phát hiện ra thể loại tranh khắc gỗ của Nhật dưới hình thức bọc hàng Gô-ganh, Van-gốc rất ngạc nhiên trước cách xử lí tranh của người Nhật. Các hoạ sĩ tiêu biểu là U-ta-ma-rô, Hô-ku-shai, Hi-rô-shi-rê

• Hi-rô-shi-rê ông nỗi tiếng với các bức vẽ về gió mưa bão tuyết...với tranh: cảnh Sô-nô. Cảnh thứ 46 trong bộ tranh “53 chặng đường Tô-kai-đô”Chạy bão Hi-rô-shi-rê
• U-ta-ma-rô nổi tiếng với tranh vẽ về đề tài phụ nữ như bức: Điểm trang (28x23cm)
• Hô-ku-shai nổi tiếng với tranh vẽ về thiên nhiên với tranh Phú sĩ ông là người thành tài vào tuổi ngũ tuần với tranh: Núi Phú sĩ đỏ ngày đẹp trời (26x35cm) , ngọn núi (25x38cm).

Nghệ thuật hội họa Nhật Bản ở mọi thể loại đều có đặc điểm chung là giàu tính trang trí, mang đạm đà chất dân tộc, mầu sắc trong sáng, đường nét mềm mại, bố cục đơn giản mà hiện thực sống động.

Ngày: 21/01/2024
Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ được coi là ba trong số những cái nôi của nền nghệ thuật hội họa Châu Á


Hoa diên vĩ

MỸ THUẬT TRUNG QUỐC

Những quan niệm, học thuyết tư tưởng có ảnh hưởng trực tiếp đến Mỹ thuật Trung Quốc.

• Đạo nho giáo (do Khổng Tử sáng lập)
• Đạo giáo (do Lão Tử sáng lập)
• Phật giáo: có Nguồn gốc ảnh hưởng từ ấn Độ

Sự phát triển của 3 loại hình nghệ thuật Châu Á : Kiến trúc, Điêu khắc, Hội hoạ

Nghệ thuật kiến trúc

• Nghệ thuật kiến trúc cung điện Châu Á: Thời nhà Thương đã có kiến trúc cung điện với qui mô nhỏ. Từ nhà Tần trở đi kiến trúc cung điện đã phát triển có kinh đô nổi tiếng như Lac Dương, Khai Phong, Trường an, Bắc Kinh đến thời nhà Minh hoàng thành, Tủ cấm thành được xây dựng. Thủ đô Bắc Kinh với Cố Cung, Di Hoà Viên, Thập Tam Lăng, Vạn Lý Trường Thành, Thiên Đàn đã trở thành di sản thế giới. Kiến trúc phật giáo
• Với các công trình chùa cổ như: Nam thuyền tự (782), Phật quang tự (857). Ngoài ra còn có rất nhiều hang nhỏ trong lòng núi và trang trí cho thiên phật động bằng tranh vẽ trên vách hang và tượng cũng được đục ra từ núi (có khoảng 496 hang). Ngôi chùa sớm nhất là chùa Bạch mã (Hồng) 
• Tháp Stupa được truyền từ Ấn Độ vào nhưng mang kiến trúc Trung Quốc tạo ra phong cách rất riêng như: Tháp Thiên Ninh Tự – Bắc Kinh (907-1025), Tháp Thiên Nga Đại Tự (652) tại Tây An Trung Quốc.


Chùa hang

Nghệ thuật điêu khắc

Nghệ Thuật điêu khắc Trung Quốc xuất hiện từ rất sớm cách đây 6000 năm và phát triển với nhiều thể lloại: Tượng thờ, tượng Phật, tượng Sư tử và các bức phù điêu rất đẹp như: Chu Công giúp Thành Vương. Nhà điêu khắc nổi tiếng nhà Đường là ông Dương Huệ Chi với tác phẩm tượng Phật Nghìn mắt nghìn tay và 500 tượng La Hán.

Ở Tứ Xuyên có tượng phật cao 36mét, ở Đôn Hoàng có tượng Phật bằng đá mềm cao 33mét, nhng bức tượng lớn nhất thế giới là tượng phật Di Lặc cao 71 mét tại Lạc Sơn Tứ Xuyên. Năm 1974 phát hiện ra 8000 pho tượng bằng đát nung chôn bên cạnh Tần Thuỷ Hoàng.
 
Tranh đời Tùy (581-618) đa số mang chủ đề Phật giáo. Vào đời Đường (618-907) nổi tiếng nhất là Ngô Đạo Tử. Mặc dù ngày nay người ta không còn tác phẩm nào của Ngô Đạo Tử, nhưng các bức tranh khai quật ở lăng mộ cũng biểu lộ thành tựu tốt đẹp về tranh nhân vật đời Đường. Tương truyền vào đầu nhà Đường, Ngô Đạo Tử và Lý Tư Huấn mỗi người vẽ một bức sơn thủy trên vách Đại Đồng Điện. Tuy bút pháp hai người khác nhau nhưng cả hai tác phẩm đều được tán dương là thần bút. Điều này cho thấy sự tiến triển về tranh phong cảnh từ đời Lục Triều cho tới đời Đường.
 
Đời nhà Tống (giữa thế kỷ X), Đổng Nguyên, Lý Thành, Quyách Hy và Phạm Khoan bắt đầu bộc lộ cái vẻ tươi mới và tự do trước đó chưa hề có trong hội họa. Không nên lẫn lộn tinh thần này với sự cẩu thả, vì tranh của họ đều hoàn hảo trong đậm nhạt, cấu trúc, phân bổ và gợi ý xa gần… Thực sự phát triển rực rỡ nhất vào đời Đường, mặc dù không có những lý thuyết mới và những sự phân liệt nào với các thời kỳ trước được ghi chép cả, nhưng với những quan điểm huyền bí đầy tính triết học của phương Đông thì đó quả là một kho tàng mà chúng ta không bao giờ tìm hiểu hết được.


Tượng phật tạc ở vách núi đá

Nghệ thuật hội họa

Trong nghệ thuật hội họa Trung Quốc là sự tổng hợp cao nhất của những quan niệm về vũ trụ, nhân sinh quan. Bức tranh cổ nhất ở TQ là bức tranh lụa thời chiến quốc. Hội hoạ TQ bao gồm nhiều thể loại: tranh sơn thuỷ, tranh Đạo Phật, tranh Hoa Điểu, tranh thảo trùng, tranh nhân vật, tranh lầu các, tranh yên mã.

Tranh sơn thuỷ là loại tranh vẽ thiên nhiên đất trời có 2 loại: Thuỷ mặc sơn thuỷ và thanh lục sơn thuỷ. Hoạ sĩ mở đầu là Vương Duy (699-750). Ông từng nói “trước cảnh đẹp của núi sông lời không tả hết thì phải vẽ” tranh thanh lục sơn thuỷ do hoạ gia Triển Tử Kiên khởi xướng.

Trong cách vẽ của các hoạ sĩ TQ có 2 kỉ thuật cơ bản là: “Công bút và ý bút” Công bút là lối vẽ công phu tỉ mĩ tỉa tót tinh vi, ý bút là cách vẽ gợi tả khái quát.
 
Các tác giả lớn tiêu biểu

• Cố Khải Chi (khoảng năm 344-405) ông được tôn là ông tổ của hội hoạ TQ và chính là người mở đàu cho loại tranh cuốn trục. Ông vẽ nhiều tranh nhân vật chân dungvà đạo Phật. ông rất chú ý đến kỉ thuật “điểm nhãn”. Ngoài ra còn có Lục Thám Vi và Trương Tăng Giao 3 ông được coi là tam đại gia của thời Lục Triều.
• Nhiều tên tuổi nổi tiếng như Diêm Lập Bản, Ngô Đạo Tử, Trương Huyên, Chu Phỏng, Hàn Hoảng, Hàn Lán, Lý  Huấn (đời Đường), Trương Trạch Đoan, Cố Hoành Trung (đời Tống), Triệu Mạnh Phú, Trần Hồng Thụ (thời Nguyên - Minh-Thanh)

Các tác phẩm nổi tiếng: bích hoạ Đôn Hoàng, ở hang Mạc cao Đôn Hoàng. bích hoạ Cung Vĩnh Lạc, Từ Hi Thái...


Tranh sơn thủy

MỸ THUẬT ẤN ĐỘ

Ấn Độ nằm ở phía Nam Châu Á gồm 3 địa hình chính: vùng đồng bằng tạo bởi 2 dòng sông: sông ấn và sông hằng, vùng núi cao Hi-ma-lay-a và vùng cao nguyên Đêccan. Ấn Độ có 3 dòng quốc đạo:

• Ấn Độ giáo
• Phật giáo - Thích ca đa giáo lý diệt dục 
• Hồi giáo

Kiến trúc Ấn Độ giáo

Kiến trúc Ấn Độ giáo là tôn giáo lớn nhất của Ấn Độ chiếm 85% dân số. Có nhiều công trình mang phong cách Ấn Độ giáo như: Khu đền thơ ở miền Nam Ấn Độ, gần thành Ma-đrát bên vịnh Ben-gan đó là di tích Ma-ha-ba-li-pu-ram (khoang 630-715).

Gồm nhiều ngôi đền to nhỏ khác nhau và đền thờ thần Si-va xây bằng đá. Các ngôi đề đều được tạc bằng đá liền khối.. Một trong những ngôi đền đó mang tên Đác-ma-da-di-a có thân vuộng và bộ mái 3 tầng nhỏ dần về phía đỉnh. Tần trên cùng là khối vòng trong lớn, đền cao 12,2m gây được ấn tượng hoành tráng. Các ngôi đền khác có cấu trúc chữ nhật, với những bộ mái cong, mái tranh bốn múi...rất phong phú và đựoc trang trí bằng dãy phù điêu đá diễn tả các truyền thuyết bộ sử thi ma-ha-bha-rát-ta nổi tiếng của Ấn Độ.

Kiến trúc Phật giáo

Kiến trúc Phật giáo Ấn Độ ra đời vào thế kỉ thứ II - thứ I TCN. Đó là những dãy núi trong hang động. Gọi là chùa Hang, công trình nổi tiếng là chùa At-gian-ta chùa Các-li hay đền lộ thiên tạc trong núi đá như đền Cai-la-ra ở En-lô-ra.

Đặc sắc nhất là ngôi chùa đầu tiên chỉ là gò đất sá lợi của đức Phật sau đó được thay thế bằng các hình tháp, hình nón. Tháp San-chi ở bắc Ấn Độ thời hoàng đó A-so-ka, tháp có hình chiếc bát úp đây là nơi lưu giữ những tác phẩm điêu khắc của Ấn Độ

Nghệ thuật bích hoạ A-gian-ta (Ajanta). Đây thực sự là một kho báu của 3 loại hình nghệ thuật của kiến trúc điêu khắc và hội hoạ (từ thế kỉ I TCN – VI). Hầu hết các bức tranh tường ở đây thể hiện truyền thuyết và các đoạn đời khác nhau của Đức phật ngoài ra chúng còn diễn tả cuộc sống và những phong tục của người Ấn Độ    
 

Kiến trúc Stupa Sanchi

 
Điêu khắc đền cổ Hindu


Bích hoạ Ajanta

MỸ THUẬT NHẬT BẢN

Nhật Bản là một quần đảo hình cánh cung nằm ở ngoài khơi phía Đông của châu á nơi đây không có thời tiết khắc nghiệt như ở Ấn Độ mà chỉ là nhiều quần đảo hợp thành một quốc gia. Người Nhật không có tín ngưỡng nhiều về các vị thần, truyền thống tín ngưỡng lâu đời nhất của người Nhật là thần Đạo (Shintoisme) ngoài ra Nhật còn chịu sự ảnh hưởng của Phật giáo Trung Quốc.

• Thời kì Na-ra (645-793)
• Thời kì Hây-an (794-1187)
• Thời kì Ca-ma-cu-da (1185-1333)
• Thời kì Mu-rô-ma-chi (1133-1573)

Từ 1573-1868 là thời kì Mô-mô-ya-ma và E-dô mĩ thuật Nhật Bản cũng có nhiều sự thay đổi chủ yếu là tranh khắc gỗ mầu với các hoạ sĩ như: U-ta-ma-rô (1753-1806), Hô-ku-sai (1760-1849), Hi-rô-shi-ge (1797-1758)...

Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Nhật Bản

Nghệ thuật kiến trúc Nhật Bản gồm 2 đặc điểm: Thần đạo và Phật giáo

• Kiến trúc mang tinh thần Thần đạo. Người Nhật cho rằng linh hồn có sẳn trong mọi chất liệu vì vậy họ thích sử dụng các vật liệu tự nhiên ít gia công chạm chỗ. Kiến trúc Nhật Bản có cách trang trí rất riêng: nhẹ nhàng tinh tế, thanh tịnh và cao siêu
• Kiến trúc Phật giáo.

Với điện phật Tô-đai-đi đây là chùa chính của phái Tông hoa nghiêm (752) trong điện được đặt tượng Phật Thích-ca-mâu-ni bằng đồng thau lớn nhất thế giới.


Kiến trúc chùa tháp


Tượng phật Karakuma

Nghệ thuật hội hoạ, đồ hoạ

Giống như ở Trung Quốc các nghệ sĩ dùng bút lông để vẽ nhưng nghệ thuật hội hoạ Nhật Bản phát triển muộn hơn điêu khắc vào khoảng thế kỉ V-VI, Đến cuối thế kỉ VI mới bắt đầu phát triển. Đến thế kỉ IX một số nhà sư Nhật Bản sang Trung Quốc hoạ vẽ về Nhât truyền đạo qua các tranh tượng Phật giáo một số thể loại tiêu biểu như: Tranh tôn giáo, tranh trang trí vách ngăn, tranh thuỷ mặc, tranh cuộn mang tính chất minh hoạ cho tiểu thuyết giả sử... Đến thế kỉ XIX các hoạ sĩ ấn tượng ở Pháp đã phát hiện ra thể loại tranh khắc gỗ của Nhật dưới hình thức bọc hàng Gô-ganh, Van-gốc rất ngạc nhiên trước cách xử lí tranh của người Nhật. Các hoạ sĩ tiêu biểu là U-ta-ma-rô, Hô-ku-shai, Hi-rô-shi-rê
Hi-rô-shi-rê ông nổi tiếng với các bức vẽ về gió mưa bão tuyết... với tranh: Cảnh Sô-nô. Cảnh thứ 46 trong bộ tranh “53 chặng đường Tô-kai-đô”

• U-ta-ma-rô nổi tiếng với tranh vẽ về đề tài phụ nữ như¬ bức: Điểm trang (28x23cm)
• *Hô-ku-shai nổi tiếng với tranh vẽ về thiên nhiên với tranh Phú sĩ ông là ngư¬ời thành tài vào tuổi ngũ tuần với tranh: Núi Phú sĩ đỏ ngày đẹp trời (26x35cm) , ngọn núi (25x38cm).

Tranh Nhật Bản ở mọi thể loại đều có đặc điểm chung là giàu tính trang trí, mang đạm đà chất dân tộc, mầu sắc trong sáng, đường nét mềm mại, bố cục đơn giản mà hiện thực sống động.


Sóng lừng của Hokusai


Tranh của Kiyonaga

Ngày: 21/01/2024
Trong khi phong trào cải cách tôn giáo phát triển ở các nước Đức, Anh, Thuỵ Sỹ và các nước Tây Âu khác, đạo Ki-tô có phần bị phân hoá. Nhưng sau đó được phục hồi, kiến trúc nhà thờ thiên sang hoa mỹ, phong cách ba-rốc. Từ thế kỉ XVI, thế giới tiếp tục được khám phá, nhiều vùng đất giầu tài nguyên, khoáng sản quý được phát hiện ở Châu Mỹ, Châu Đại dương…Hệ tư tưởng thời kỳ này phát triển đa dạng, các nhà triết học lớn như Hêghen, Can tơ, Tsecnusepski, Baumgacten, Bơccơ… nổi danh với các học thuyết mới.

1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC XU HƯỚNG MỸ THUẬT CHÂU ÂU

Về khoa học kỹ thuật thời kỳ này cũng mang nhiều dấu ấn, đó là cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh, Pháp, Đức và đặc biệt Châu Mỹ được thu hút đông đảo thanh niên châu âu vượt đại dương tìm đến sinh sống. Kinh tế thương mại phát triển, đòi hỏi có sự thay thế quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời. Trước tình hình đó, các cuộc cách mạng tư sản bắt đầu sảy ra, đầu tiên ở Hà Lan (giữa hế kỉ XVI).

Cuộc cách mạng này còn mang tính chất là cuộc cách mạng độc lập. Anh thế kỉ XVII, Hà Lan giành được độc lập, tách khỏi sự phụ thuộc vào vương triều Tây Ban Nha, bắt đầu một quốc gia cộng hoà. Về tôn giáo Hà Lan theo đạo Tin Lành. Đến giữa thế kỉ XVII, cách mạng tư sản Anh bùng nổ. Hơn  một trăm năm sau giữa thế kỉ XVIII cuộc cách mạng nổ ra ở Bắc Mĩ. Ngày 4-7-1776, Nhà nước độc lập Liên Bang Mĩ được thiết lập với bản tuyên ngôn nổi tiếng. Năm 1789, cách mạng tư sản Pháp nổ ra...Một trào lưu tư tưởng mới đòi quyền tự do, chống triều đình phong kiến giáo hội, đưa ra mô hình nhà nước trong tương lai. Tiêu biểu là các nhà tư tưởng khai sáng (Như Mông-tét-xki-ơ (1689-1755) Pháp) Rút-xô (1712-1778) hay Đi- đơ rô (1713-1784)...

Trong trào lưu tư tưởng hết sức ngưỡng mộ văn hoá cổ đại mà lí thuyết Mĩ học tân cổ điển ra đời và gắn với những tên tuổi như Vin-hem-man (Vinekelman) Lét- xing (Lessing)...Trên cơ sở đó, ở thế kỉ XVIII, vai trò trung tâm về nghệ thuật, dần dần chuyển hẳn sang nước Pháp, các nước châu Âu khác. Mỹ thuật Châu Âu thời kỳ này cũng tìm cho mình những hướng đi mới phản ánh khát vọng tinh thần và sự biểu đạt nội tâm của nhiều lớp người khác nhau.

Lịch sử Mĩ thuật phương Tây thời này nhắc tới những tên tuổi như: anh em hoạ sĩ Ca-rát-xơ (Carache); Ca-ra-va-giơ (Caravage); Vê-lát-xkê (Velasquez) ; Ru-ben-xơ (Rubens) ; Rem-brăng (Rembrant) ; Ni-co-la Pút-sanh(Puussin)...Từ giữa thế kỉ XVI, ở một số nước châu Âu, bắt đầu từ Hà Lan (Nêdeclan) trong xã hội đã nẳy sinh mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản mới ra đời và giai cấp phong kiến đã thống trị lâu đời ở châu Âu.

Nhiều quan niệm mới về nghệ thuật đã tạo nên sự đa dạng cử các xu hướng nghệ thuật tạo hình ở Châu Âu. Cùng với nghệ thuật Tân cổ điển, Nghệ thuật lãng mạn, thế kỉ XIX chứng kiến sự thắng thế của chủ nghĩa hiện thực. Nghệ thuật ấn tượng ra đồi vào năm 1874 với triển lãm ngày 15-4-1874 ở phố Ca-puy-xin (Pa ri). Sau 12 năm tồn tại với 8 lần triển lãm tranh vẫn không chinh phục và  hấp dẫn người xem. Thời kì Hậu Ấn tượng với ba đại danh hoạ tiếng Xê-dan (Cezane 1839-1906) Van-gốc (Vangogh) và Gô-ganh (Gaugin 1848-1903). Ba danh hoạ với ba phong cách đã tạo ra một thời kỳ mỹ thuật phương Tây đầy hấp dẫn ở cuối thế kỷ XIX. Đông thời khép lại mọt thời kỳ giai đoạn nghệ thuật đầy biến động và mở ra một kỉ nguyên mới trong nghệ thuật tạo hình thế giới.
 

Người chăn cừu ở xứ Ac ca di (Nicolas Poussin)

2. MỘT SỐ XU HƯỚNG NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU THẾ KỈ XVII ĐẾN XIX

Xu hướng mỹ thuật Châu Âu thế kỉ XVII đến XIX cực kỳ phát triển điển hình như : 

2.1. Nghệ thuật Baroc (BAROQUE)

Cái đẹp của tranh thời Phục hưng là cái đẹp hài hoà, cân đối của tất cả các yếu tố như đường nét, hình khối, bố cục, màu sắc, ánh sáng.. Nhưng ở tranh của An-ni-ban Ca-rát-xơ và Ca-ra-va-giơ ánh sáng được tập trung chiếu dọi vào những  phần chính, phần trong tâm của tác phẩm. Cách bố trí ánh sáng như vậy gây ấn tượng, cảm xúc mạnh cho người xem. So với trang thời kì Phục hưng, điều này dễ dàng phân biệt, ánh sáng mạnh, tập trung như vậy là ánh sáng Ba-rốc (Baroque), phong cách Ba-rốc.

Anh em nhà Ca-rát-xơ chủ trương thành lập trường hoạ đào tạo các nghệ sĩ theo hệ thống lí thuyết cơ bản. Ngược lại Ca-ra-va-giơ lại tôn thờ tự nhiên. Ông không hề ưa thích các khuôn mẫu cổ điển Phục hưng, cũng như không thích cái đẹp lí tưởng, mẫu mực. Ông theo đuôi cái đẹp duy thực (Naturalisme). Cùng với Ca-ra-va-giơ thể loại tanh tĩnh vật ra đời. Ca-ra-va-giơ đã làm một cuộc cách mạng cả về đề tài lẫn kĩ thuật. Về kĩ thuật chủ yếu là đổi mới về cách diễn tả ánh sáng, hay còn gọi  là khuynh hướng "Luminisme" (trong diễn tả ánh sáng). Lối vẽ ánh sáng Ba-rốc của Ca-ra-va-giơ đã gây ảnh hưởng lớn trong nghệ thuật châu Âu từ thế kĩ XVII đến các thế kỉ sau.

Có nhiều nghệ sĩ đã học theo lối diễn tả ánh sáng này, đồng thời phát triển lên mức cao hơn như trong tranh của hoạ sĩ Răm-brăng, Hà Lan. Ta hãy xem tranh Người đánh đàn luýt hay sự hoài nghi của Tô Mat của Ca-ra-va-giơ sẽ thấy rõ đặc điểm của Ba-rốc, khởi sự từ Ý. Trung tâm lớn thứ hai của nghệ thuật Ba-rốc là xứ Phờ-lăng-đrơ (Flandre) ở Bắc Âu. Xứ Phờ-lăng-đrơ trước thế kỉ XVII gồm các vùng đát ngày nay là Bỉ, Hà Lan và một phần của nươc Pháp.

Người nghệ sĩ nổi tiếng nhất của xứ Phờ-lăng-đrơ là Pi-e Pôn Ru-ben-xơ (Pierre Paul Rubens 1577-1640). Ông được sinh ra ở Đức. Sau khi cha ông mất, mẹ ông đã đưa gia đình trở về An-ve (Anvers) nơi quê hương yêu dấu. Ru-ben-xơ chủ yếu sống và làm việc ở đây. Năm 1598 Ru-ben-xơ được công nhận là hoạ sĩ An-ve. Sau đó năm 1600 ông sang Ý.

Một trung tâm khác của nghệ thuật Ba-rốc là Tây Ban Nha. ở đây cũng chịu ảnh hưởng lối vẽ của Ca-ra-va-giơ. Một trong những người đầu tiên của hội hoạ Ba-rốc Tây an Nha là Giô-xê đờ Ri-bê-ra (José deRibera 1591- 1652) và Vê-lat-skê (Vélasquez 1599-1660). Ta có thể kể đến các tranh như Các thị nữ; Trao chìa khoá thánh Brê-đa; Thần vệ nữ soi gương, hay Lò rèn của Vin-canh (Vulcain). Nghệ thuật Baroc ở xứ Hà Lan có một tên tuổi của Rem-brăng Hác-men Van-ryn (Rembrant Harmensz- Vảnyn 1606-1669). Tác phẩm Tuần đêm của Rem-brăng là một kiệt tác. 

2.2. Nghệ thuật cổ điển (Clasisme)

Từ “cổ điển” trong hội hoạ còn chỉ mức độ phát triển, định hình đạt tới một đỉnh cao của một thời kì, một dòng nghệ thuật...Ví dụ thế kỉ XVI được gọi là thế kỉ cổ điển Phục hưng. Nghệ thuật cổ điển Châu Âu ra đời vào thế kỉ XVII. Cũng có thể nói rằng từ sau 1640 khi Pút-sanh một hoạ sĩ Pháp từ ý trở về, nghệ thuật cổ diển Pháp mới thực sự bừng sáng.

Màu sắc bị đặt xống hàng thứ hai, để màu sắc đừng làm rối bố cục, giảm sự trong sáng, lành mạnh của tranh. Tư tưởng hoài cổ là linh hồn trong tranh. Người tiêu biểu cho nghệ thuật cổ điển Pháp thế kỉ XVII là Ni-cô-la Pút-sanh (Nicolas Poussin 1594- 1665), một hoạ sĩ Pháp có tâm hồn hoài cổ và coi Rô- ma là mảnh đát llí tưởng cho nghệ thuật của mình. Tác phẩm những người chăn cừu ở xứ Ac-ca-đi vẽ năm 1638, 1640 đã bộc lộ rõ điều.

2.3. Nghệ thuật hiện thực (Realisme)

Suốt cả thế kỉ XVIII, XIX Pháp trở thành trung tâm của nhiều mặt: xã hội, chính trị, văn hoá nghệ thuật. Nhiều xu hướng liên tiếp thay đổi nhau. Nhưng tất cả đểu xoay quanh chủ đề lịch sử, tôn giáo, thần thoại với lối vẽ kinh điển. Đến giữa thế kỉ XIX, có một hoạ sĩ Pháp đã tổ chức triển lãm với tiêu đề: “chủ nghĩa hiện thực của Gút-sta-vơ Cuốc-bê” (La Réalesme- Gustave Courbe 1819-1877) năm 1855 tại Pa –ri. Cuốc-bê chính kà người đại diện cho nghệ thuật hiẹn thực. Hiện thực không chỉ tiêu biểu ở nội dung mà còn biểu hiện ở kĩ thuật. ánh sáng trong tranh dường như thực hơn, rực rỡ hơn như ở tranh Chào ông Cuốc- bê.

2.4. Nghệ thuật Ấn tượng (chủ nghĩa Ấn tượng- Impressionnisme)

Vào những năm 1860, các hoạ sĩ như: Mô-Nê, Ma-nê, Rơ-noa, Pít-xa-rô, Sít-xlây thường vẽ phong cảnh ở ngoại ô Pa ri và bờ sông Xen xinh đẹp. Họ muốn đưa hội hoạ trở lại với thiên nhiên, từ bỏ thói quen của những người đi trước, họ vẽ phóng khoáng linh hoạt, diễn tả sự huyền ảo của ánh sáng, của không khí. Năm 1862 hoạ sĩ Ma-nê vẽ tranh “ Bữa ăn trưa trên thảm cỏ” và dự triển lãm năm 1863. Bức tranh đã gây một chấn động, họ tổ chức triển lãm những tranh bị loại, sự công kích tập trung vào Ma-nê, biến ông là lá cờ tập trung các hoạ sĩ trẻ. Về bức tranh này ông bị phê phán là đã “xúc phạm thuần phong mỹ tục của Pa-ri, đó là lối sống buông thả, đàng điếm của thanh niên Pa-ri ”. Trong trển lãm từ ngày 15/4 - 15/5/1874 tại nhà nhiếp ảnh Na-Đa ( Pa-ri )

Tác phẩm tiêu biểu nghệ thuật Ấn tượng của họ làm công chúng ngạc nhiên, các nhà phê bình sửng sốt vì cách vẽ của họ không giống lối vẽ cũ. Họ bàn tán sôi nổi về tác phẩm ấn tượng Rạng đông” của họa sĩ Mô-Nê, nhà báo Lơ noa xem tranh và gọi họ là họa sĩ ấn tượng. Từ ấn tượng nhạo báng đó sau này trở thành tên của một trường phái, một chủ nghĩa lớn trên tư thế đàng hoàng.

Từ năm 1874 họ đã tổ chức nhiều cuộc triển lãm và được nhiều người hoan nghênh, uy tín của hoạ sĩ ấn tượng vượt ra khỏi nước Pháp, họ cho rằng màu sắc thiên nhiên luôn luôn thay đổi và phụ thuộc vào ánh sáng vào khí quyển. Sau 1886 hoạt động của hội hoạ ấn tượng coi như chấm dứt, trong 12 năm họ tổ chức được 8 cuộc triển lãm. Một số hoạ sĩ đã đi tìm tòi, phát minh lối vẽ mới.

• Đặc điểm của tranh Ấn tượng : Hội hoạ ấn tượng chủ yếu là vẽ phong cảnh, ngoài những cảnh rất đời thường như công viên, phố phường, quán rượu, phòng trà, các diễn viên v.v...Ấn tượng từ chối cách tạo hình bằng những đường nét chuẩn mực hay cách vờn khối trên mặt sơn di nhẵn, phương tiện tạo hình chủ yếu là màu sắc, tả ánh sáng và khí quyển, với khói mây, sương mù …
• Nhược điểm của tranh ấn tượng: Hội hoạ ấn tượng bị chê là hình không vững chắc, bố cục lộn xộn. Hội hoạ ấn tượng lãng quên chức năng tư tưởng, tình cảm, biểu đạt những mối quan tâm của mình trước những vấn đề xã hội, thời đại.

2.5. Hậu Ấn tượng

Từ Hậu ấn tượng được đặt ra do một nhà phê bình người Anh tên là RPhơ rai để chỉ ra một số hoạ sĩ mỹ thuật Châu Âu phần lớn là người Pháp – xuất hiện sau phong trào Tân ấn tượng, nhưng có những quan điểm hội hoạ dường như biệt lập vì họ muốn vượt qua giới hạn cũ của Tân ấn tượng, tìm ra con đường đi khác. Trong số khá đông các hoạ sĩ sau này nổi lên mấy tên tuổi cống hiến quan trọng mà giới nghiên cứu gọi là hoạ sĩ hậu ấn tượng, đi đầu là Pôn Xê Dan, Pôn Gô ganh, Vang Xăng Van Gốc.

2.5.1. Pôn Xê Dan (1839- 1906) 

Ông là người đầu tiên trong số các hoạ sĩ ấn tượng cảm nhận được mối quan hệ giữa hình thể và cấu trúc hội hoạ. Năm 1880 ông quyết định từ giã Pari và bạn bè trở về thành phố quê hương sống và sáng tác, ông quan tâm tìm tòi cấu trúc hình thể của sự vật. Ông tuyên bố:” Tôi sẽ làm cho tranh ấn tượng trở nên vững chắc lâu bền như nghệ thuật của các viện bảo tàng”. Ông quan tâm nhiều đến màu sắc và hình khối, ông qui không gian về những khối cầu, khối trụ, khối chóp hoặc thể hiện, diễn đạt khái niệm đó bằng lối khác.

Chính cách đặt vấn đề của ông đã góp phần không nhỏ vào cảm thức “ Lập Thể ”. Có thể gọi ông là “cha đẻ của nền hội hoạ hiện đại”, ông thiên về phong cảnh và tĩnh vật như:

• Các nàng tắm (sơn dầu 1990- 1903)
• Phong cảnh núi Xanh đơ Vich toa (sơn dầu)
• Tĩnh vật bên Rèm cửa ( sơn dầu 1898- 1899)

2.5.2. Vanh Xăng Van Gốc ( 1853- 1890) 

Ông là một diện mạo đặc biệt, nghệ thuật của ông khác hẳn với Xê Dan. Cả cuộc đời ông là sự đam mê cuộc sống đời thường, là tình yêu mãnh liệt hướng về con người lao động, về những kiếp sống cùng cực. Ông là hoạ sĩ Hà Lan năm 1886 sang Pháp, sống đến cuối đời. Sáng tác của ông được chia làm 2 giai đoạn:

• Thời kỳ ở Hà Lan: ông vẽ nhiều về thợ mỏ, người lao động nghèo với gam màu buồn và ảm đạm, tiêu biểu là bức: “ Những người ăn khoai tây ” sơn dâu 1885.
• Thời kỳ ở Pháp: Ông được tiếp xúc với hội họa ấn tượng, bảng màu trong tranh của ông trở nên tươi sáng hơn, tác phẩm của ông là tiếng nói sâu sắc của lòng ông, được thể hiện bằng nét bút mạnh mẽ, màu sắc rực rỡ và đầy tâm trạng. Van Gốc vẽ rất nhiều mặc dù thời gian sống và sáng tác của ông thật ngắn ngủi. Năm 1888 ông tới sống ở ác lơ trong 2 năm ở đây ông đã vẽ những bức tranh quan trọng của đời mình như: “ Căn phòng của Vang Xăng ở ác lơ ”  SD1889, bức tranh toát ra cảm giác cô đơn, chua xót. 

“Chân dung tự hoạ” được vẽ cùng năm trong bệnh viện tâm thần, diễn tả tinh thần phẩm cách và những giày vò khủng khiếp trong tâm trạng ông.

Những tác phẩm nổi tiếng của ông như:

• Hoa hướng dương -  sơn dầu 1888
• Mùa gặt ở CRau – sơn dầu 1888
• Chân dung bác sĩ Ga chét – sơn dầu 1890 (82 triệu USD)
• Hoa diên vĩ – sơn dầu 1890 (53 triệu)
• Vườn nho đỏ – sơn dầu 1890 (400 Frăng).

2.5.3. Pôn Gô Ganh (1843- 1903)

Là bạn với Van Gốc, ông không có cái mặc cảm, đau buồn và bế tắc như Van Gốc. Cuộc đời và nghệ thuật của ông là một trang kỳ lạ trong lịch sử nghệ thuật Châu Âu. ở tuổi 40 ông mới chính thức ra mắt tác phẩm đầu tiên của mình, trước đó ông làm nghề thuỷ thủ và nhân viên ngân hàng, sóng gió biển cả, báo táp kinh tế thị trường đã đào luyện ông đến với nghệ thuật, ông cho rằng  nghệ thuật ấn tượng không chỉ dừng lại ở mặt hình thức, theo ông là phải khám phá bí ẩn chiều sâu tâm hồn con người. Ông muốn trở về với lối sống cổ sơ và sức mạnh của cảm xúc.

Chính vì vậy ông đã rời bỏ Pari tới đảo Tahiti sống, sáng tác và chết ở đó trong nghèo túng. Tranh của ông ảnh hưởng tranh khắc gỗ Nhật Bản, đó là sử dụng mảng màu phẳng ít vờn khối, bóng. Giữa các mảng màu giới hạn bởi các nét to, mang tính trang trí. Ông để lại cho chúng ta nhiều tác phẩm đẹp trong đó tác phẩm nổi tiếng là: “ Chúng ta từ đâu tới? chúng ta là ai? chúng ta đi đâu? ” sáng tác 1897 bằng chất liệu sơn dầu.

1 2
Vận hành và phát triển bởi Techreal.vn