NHẬN VẼ TRANH THEO YÊU CẦU

NHẬN VẼ TRANH THEO YÊU CẦU

CHÚNG TÔI SẼ GIÚP BẠN ĐẸP HƠN TRONG CUỘC SỐNG

CHÚNG TÔI SẼ GIÚP BẠN ĐẸP HƠN TRONG CUỘC SỐNG




MỸ THUẬT
Ngày: 21/01/2024
Mĩ thuật Việt Nam hình thành với tư cách là một hoạt động thực tiễn, gắn liền với việc chế tác các công cụ bằng đá, các đồ ứng dụng và các tín ngưỡng mông muội. Thời kì đồ đá cũ cách ngày nay khoảng 30 vạn năm, từ các di chỉ núi Đọ đến nền văn hoá Sơn Vi. Thời kì này các công cụ bằng đá thô sơ chưa mang đậm tính nghệ thuật.

Các công cụ bằng đá thời kì này đã được chế tác cao hơn đặc biệt là ở (hang Đồng Nội - Lạc Thuỷ - Hà Sơn Bình) còn để lại hình mặt người và thú trên vách hang, các hình vẽ vụng về nhưng dường như đã phân biệt được giới tính. Hình vẽ mặt người đội lốt thú, đây là lần đầu tiên người nguyên thuỷ Việt Nam đẫ tìm thấy mình trong cuộc sống săn bắn đã biết khôn ngoan đội lốt thú. Những chạm khắc bộc lộ tư duy đồ hoạ sơ khai, việc phát hiện nét từ sự vật qui trên mặt phẳng là mở đầu thị giác nghệ thuật tạo hình.

Tín ngưỡng thời kì này đã phát triển một cách có nguyên tắc. Lễ nghi mai táng đã yêu cầu nảy sinh ra tượng trưng, đời sống tín ngưỡng gắn cái khó hiểu với biểu tượng tạo hình sơ khai mà tính đồ vật của chúng vẫn là chủ đạo.

Thời kì đồ đá mới: (cách ngày nay khoảng 5000 năm). Thời kì này đã mở ra sự tiến bộ trong kĩ thuật chế tác đá. Lúc này luồng người nguyên thuỷ đã di cư xuống đồng bằng, họ cư trú tại đây và tạo ra rất nhiều đồ trang sức bằng đá, có cái gia công tinh xảo như: Vòng tay, hạt cườm, khuyên tai v.v. Đồ đá đã phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, hình dáng đa dạng, phong phú. ở Hoa Lộc Thanh Hoá đã phát hiện khoảng 30 con dấu in hoa văn tuyệt mỹ có thể dùng in trên vải, các con dấu được làm bằng gốm cứng gồm 4 loại: Vuông, tròn, bầu dục và hình chữ nhật. Các con dấu hoa văn này độc lập với hoa văn trang trí đồ đồng Ân, Thương Trung Quốc. Gốm Bắc Sơn (miền núi), Quỳnh Văn, Hạ Long, (Miền biển Quảng Ninh, Hải phòng), Đồng Đậu, Gò mun (Vĩnh Phú) và Đông sơn (Thanh Hoá) đã cho ta hình dáng và hoa văn đầy mỹ cảm.


Tranh sơn dầu

1. MĨ THUẬT THỜI DỰNG NƯỚC

Việc tìm ra quặng, kim loại làm công cụ lao động, tạo bước tiến quan trọng của đời sống Nguyên thuỷ Việt Nam. Phát hiện ra Đồng rồi đến sắt là chủ nhân của nền văn hoá: Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò mun và Đông Sơn.

1.1. Văn hoá Phùng Nguyên: (Kinh kệ - Lâm Thao- Vĩnh Phú)

Cách ngày nay khoảng 4000 năm. Đây là giai đoạn chuyển hoá từ đồ đá sang đồ đồng, đồ đá phát triển đạt tới mức cực thịnh của nó về cả kĩ thuật chế tác lẫn hoa văn trang trí như: Rừu đá, khoan, vũ khí v.v... Con người đã biết chọn đá nhiều màu để gia công, các sản phẩm bằng đá được gia công được trang trí hoa văn hình học. Đặc biệt là một số tượng người bằng đá được tìm thấy ở di chỉ Văn điển Hà Nội. Đồ gốm thời kì này đạt tới trình độ cao về màu sắc thường là màu vàng hoặc là đỏ sẩm.

1.2. Văn hoá Đồng Đậu - Gò mun. (Vĩnh Phú)

Cách ngày nay khoảng 3500-3000 năm Trước Công Nguyên. Giai đoạn này vẫn là bước chuyển tiếp đến đồ đồng. Công cụ bằng đồng giai đoạn này chiếm 45% tổng số hiện vật. Đồ gốm, đồ đá giảm dần. Giai đoạn này để lại nhiều tác phẩm gia súc nhỏ.

1.3. Giai đoạn Đông Sơn (Thanh Hoá)

Cách ngày nay khoảng 2500 năm TCN. Đâylà thời kì đồ đồng phát triển rực rở nhất đạt tới đỉnh cao về số lượng chất lượng và vẻ đẹp. Nghệ thuật tạc tượng đồng bắt đầu xuất hiện như tượng người cõng nhau nhảy múa, người quỳ dâng đèn (ở lạch trường Thanh Hoá). Theo thống kê thì thời Đông Sơn có khoảng 183 tác phẩm tượng gỗ, đá gốm và 178 tác phẩm tượng đồng. Tượng đồng còn được trang trí trong các vật dụng như: Tượng người trên cán dao (Việt Khê Hải Phòng), tượng 3 người phụ nữ trên vòi ấm, tượng người phụ nữ trên cán dao găm, tượng nam nữ  trên thạp đồng Đào thịnh (Yên Bái)

Nghệ thuật thời Đông Sơn phát triển mạnh mẽ và thâm nhập vào nhiều mặt của đời sống xã hội. Các hoa văn trang trí trên gốm, trên đồng có thể nói chưa có thời kì nào lại đa dạng và phong phú như thời kì này. Nổi bật là hoa văn hình học trang trí trên trống đồng. Tiêu biểu là trống đồng Ngọc Lũ và trống Hoàng Hạ. Theo phân chia của nhà khảo cổ học người áo tên là Hé Gen (Hê Gơ) thì có 4 loại trống.

• Trống H1: Là loại trống cơ bản sớm nhất
• Trống H2: Có niên đại từ thế kỉ thứ 2 đến thế kỉ 17 đến 18  có khoang 150 chiếc phân bố ở các vùng: Vĩnh Phú, Hà Nam Ninh, Hà Sơn Bình và Thanh Hoá.
• Trống H3: Từ thế kỉ 6 đến gần đây.Chủ yếu ở vùng giáp Lào.
• Trống H4: Từ thế kỉ 1 đến gần đây. Hiện tìm thấy khoảng 10 chiếc ở vùng núi phía bắc.

2. MĨ THUẬT THỜI PHONG KIẾN

2.1. Mỹ thuật thời Lý (1009-1225)

• Đạo phật phát triển (vua quan di tu về cuối đời). Về kiến trúc chùa chiến đặc biệt phát triển, có 2 loại kiến trúc, kiến trúc cung đình và kiến trúc phật giáo.
• Kiến trúc cung đình: dời đô và XD kinh đô Thăng Long: gồm 2 vòng: Hoàng Thành (phía trong vua ở) Kinh thành (Dân và lính ở).
• Kiến trúc phật giáo: XD nhiều chùa quán – Tiêu biểu: chùa phật tích (Tiên sơn – Hà Bắc) – chùa Một cột (Hà Nội) – Tháp Báo Thiên.
• Kiến trúc thời Lý đồ sộ to lớn về qui mô - Thường xây trên sườn núi. Có bố cục gắn bó giữa kiến trúc và môi trường.
• Điêu khắc: Tượng phật được tạc nhiều chất liệu phong phú từ kim loại đến gỗ, nhiều nhất là đá - Tượng A Di đà (chùa Phật Tích) cao 1,8m kể cả bệ là 2,77m, bệ bệ tượng được TT bằng hình hoa dây, người và rồng. Ngoài ra còn có tượng đầu người  mình chim, tượng sư tử được tạo bằng đá kết hợp với trang trí bằng hoa văn.
• Hội hoạ và trang trí: Không còn 1 tác phẩm hội hoạ nào cả - Yếu tố hội hoạ được xét trên đồ gốm mà thôi. Trang trí ở thời kỳ này được sử dụng nhiều, tinh vi, ruột rà, trau chuốt. Hoạ tiết được sử dụng nhiều là hoa sen hoa cúc, chanh lá đề, sóng nước, xoáy ốc, ngoài ra còn hình thú hình người. Nguyên tắc trang trí cơ bản là TT đối xứng. Gồn có 2 loại mem: men ngọc, men nâu. Sơ gốm được trang trí bằng hoa văn khắc chìm đắp nổi dưới lớp men dày. Ở mỗi thời kỳ lại có một nét đặc điểm tạo hình  riêng.

2.2. Mỹ thuật thời Trần (1226-1400)

• Phát triển trên cơ sở những thành tựu MT thời lý. MT thời Trần giàu tính hiện thực, gần gũi với đời sống nhân dân, qui mô không đồ sộ như thời lý, Địa bàn mở rộng: Xuất hiện nền NT Làng Xã.
• Kiến trúc: Thăng Long được xây dựng nhiều cung điện lộng lẫy – năm 1230 bắt đầu xây cung điện ở Tức Mặc (Nam định – còn gọi là phủ Thiên trường). Qui mô không kém Thăng Long.
• Kiến Trúc tôn giáo cũng phát triển, chùa Tháp Phổ minh (Nam định) có vạc đồng liệt vào “An Nam Tứ Đại khí” tháp cao 14 tầng – 21,2m, cách chân 5m2 có cửa gỗ chạm rồng chầu, hoa lá, sóng nước.
• Tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc) cao 11 tầng – 15m, bình diện vuông cạnh 4m. Trang trí chủ yếu là hình rồng . Một số tượng khác như tượng hổ ở lăng Trần Thủ Độ, Tượng Quan, con vật ở lăng Trần Hiến Tông (Quảng Ninh) v.v... 
• Về hội hoạ: Phát triển khá mạnh – Theo sử sách ghi lại vua cho vẽ 72 chân dung vị học trò khổng tử để thờ – vẽ chân dung những người có công lao với đất nước, vẽ tranh cảnh vật chim hạc ... Trang trí đời Trần là khoẻ, thoáng không trau chuốt như thời lý, mang nhiều tính hồn nhiên dân gian. Gốm thời Trần thường để mộc, hoa văn trang trí phóng tay, men có 3 loại: men ngọc, hoa nâu, hoa lam.
• Điêu khắc: ĐK đình làng “trả lại” cho ta cái  không khí đặc biệt của xã hội Việt Nam hồi thế kỷ XVII, XVIII, với sự suy yếu của quốc gia phong kiến, và sự thắng thế của nền văn nghệ dân gian, mà đặc điểm là tinh thần nhân đạo và hướng trữ tình. Những chủ đề thân thuộc, bình dân và bút pháp ngẫu hứng đều từ đó mà ra.

2.3. Mĩ thuật thời Lê sơ ( 1427- 1527)

- Kiến trúc: Đầu năm 1428 Lê Thái Tổ chính thức lên ngôi hoàng đế đóng đô ở Thăng Long nhưng gọi là Đông Đô. Năm 1430 đổi là Đông Kinh, triều Lê cho xây dựng nhiều điện, đình. Năm 1512 Lê Tương Dực cho xây dựng toà điện lớn hơn 100 nóc dài 9 tầng đồ sộ, trước điện đào hồ thông với sông Tô Lịch, xây 5 năm không xong gặp biến cố phải đốt cháy và san bằng. Văn miếu được xây dựng mở rộng, nhân dân quan lại xây dựng nhiều dinh thất đẹp. Kiến trúc tôn giáo: Nhà Lê đề cao Nho giáo nên văn miếu được mở rộng và được xem là kiến trúc cung đình ở Đông Kinh. Kiến trúc Phật giáo nhà nước có chính sách hạn chế. Các anh hùng dân tộc, công thần được xây điện thờ.

- Điêu khắc

• Tượng tròn: trong 6 lăng của các vua và hoàng hậu đều có 2 hàng tượng đối nhau ở 2 bên đường thần đạo, có tượng người Lân-Ngựa, Tê Giác-Hổ. Tượng thời Lê nhỏ và từ bỏ vẻ đẹp cổ điển của thời Lý-Trần chuyển sang miêu tả khái quát dáng hình ngộ nghĩnh.
• Tượng rồng được tạc ở bậc điện Kính Thiên và điện Lam Kinh, có 9 bậc chia làm 3 khoang, khoang giữa dành cho vua đi,  hai bên có tượng rồng. Hai khoang bên giành cho quan lên chầu nên thành bậc chậm mây và hoa lá. Tượng rồng dài 9m uốn dài vuốt về sau, thân tròn trịa có dải mây đầu có bờm phủ mượt gáy, có sừng, tai nhỏ, mũi sư tử, râu mép thành sợi dài.
• Tượng quan âm Nam Hải ngồi trên  tòa sen có 2 rồng đội qua biển cả, tượng cao 0,51m, bệ cao 0,37m.
• Chạm khắc trang trí ở điện Kính thiên Lam Kinh, bia bằng đá có các hình hoa, lá, mây, sóng nước và rồng rất đẹp.

- Hội hoạ: Còn lại một số bức tranh chân dung như chân dung Nguyễn Trãi  đến nay đã vẽ lại nhiều lần nên chỉ còn lại bố cục. Các hình vẽ trên gốm men trắng và hoa lam, bình hương.

- Nghệ thuật gốm: Các làng gốm trong thời kỳ nhà Minh đô hộ đã không phát triển, khi nghĩa quân Lê Lợi thống nhất đất nước thì nghề gốm trở thành nghề thủ công thương mại phát triển, các làng gốm như: Gốm trắng men lam ở Bát tràng, gốm sắc đỏ ở Thổ hà, gốm sắc vàng men da lươn ở Phù lãng.

2.4. Mĩ thuật thời Lê Trung Hưng (1593- 1788)

- Kiến trúc: Chùa tháp và các lăng mộ phát triển mạnh bao trùm cả đàng trong và đàng ngoài. Cả hai đàng đều cho du nhập đạo Phật từ Trung Quốc nên mức độ xây dựng chùa nhiều và qui mô rất lớn như: Chùa trăm gian (Hà Tây), Chùa Keo ( Thái Bình).Gồm 21 dãy và 154 gian xây hơn 2 năm, gác chuông 4 tầng cao 12m. Tấm bia xây dựng năm1632 là trang sử của chùa, cao 1,88m, rộng 1,45m dựng trên đài sen chữ nhật.

- Điêu khắc: Chạm khắc và tượng tròn thời Lê Trung Hưng không nặng nề như các thời đại trước. Số lượng tượng thờ trong nội thất tăng vọt lên vế số lượng và phong phú về chất liệu.

• Tượng tam thế: Phật quá khứ, hiện tại và phật vị lai tượng trưng cho 3 nghìn thế giới nhà phật.
• Quan âm ngồi trên toạ sen (ở chùa bút tháp) với 42 cánh tay to và 789 cánh tay nhỏ làm thành vọng hoà quang phía sau. Đây là tác phẩm đẹp cua nghệ thuật Phật giáo Việt Nam.
• Tượng bồ tát cưỡi sư tử và bồ tát cưỡi voi.
• Tượng tuyết sơn tức thái tử thích ca khổ hạnh trên núi cao có tuyết phủ (chùa bút tháp)
•  Ngoài ra còn nhiều tượng Hoàng Hậu, Công chúa và thiền sư.
• Tượng La hán ở chùa bút tháp gồm 18 pho.
• Tượng bằng đá ngoài trời ở các lăng to bằng người thực  gợi cách phục dịch khi còn sống.

- Hội hoạ và gốm: Hội hoạ phát triển mạnh tranh dân gian, với 2 dòng tranh chính là:

• Tranh Đông Hồ: Thuận Thành- Bắc Ninh
• Trang Hàng trống: Phố Hàng trống Hà Nội. Với chất liệu khắc, in trên giấy dó nền điệp đẹp. Nội dung mang tính giáo giục cao như: Châm biếm đả kích, sinh hoạt, v.v.

2.5.Mĩ thuật thời Tây sơn (1786-1802)

Sự tồn tại của giai đoạn này ngắn, chiến tranh nhiều nên các công trình kiến trúc chỉ còn lại ít: Chùa Nghi Tàm (Hà Nội); Chùa Tây Phương (Hà Tây) – Trang trí chạm khắc không cầu kỳ nhưng sống động. Điêu khắc tượng tròn được thể hiện tính chất chân dung khá rõ riệt, có cá tính riêng biệt nhưng gần gũi với người thực mặc dù là tượng phật. 

2.6. Mĩ thuật thời Nguyễn (1802- 1885)

Kiến trúc cung đình: Kinh thành Huế xây dựng theo thuyết phong thuỷ. Quay mặt hướng nam, phía trước có sông hương và núi làm tiền án. Có cồn dã viên và cồn hến làm tả , hữu......

Kiếm trúc lăng tẩm: Lăng Gia Long, lăng Minh Mạng, Lăng Tự Đức, lăng Khải Định....

Hội hoạ: Tranh trang trí cung đình, tranh thờ......

3. MĨ THUẬT VIỆT NAM TỪ 1885 ĐẾN 1945

Sự du nhập của nghệ thuật phương tây bắt đầu từ khi các cha cố đến lập các xứ đạo ở ven biển Việt Nam. Kiến trúc nhà thờ bắt đầu xuất hiện đi cùng với nó là tranh tượng chúa, ảnh thánh xuất hiện cùng với sự tuyên truyền đạo thiên chúa. Hội hoạ có hoạ sĩ Lê Văn Miến (1870-1943). Năm 1892 đời vua Thành Thái, ông được chọn đi học ở Pháp. Ông được coi là người Việt Nam đầu tiên vẽ tranh sơn dầu theo hội hoạ hiện đại Đến nay bảo tàng mà Việt Nam lưu giữ 2 tác phẩm: “Bình văn” vẽ năm 1905 “Chân dung cụ tú miền” vẽ năm 1898, đây là những tác phẩm sơn  dầu đầu tiên của Việt Nam.

Các tác phẩm tuy chưa phải là những tác phẩm danh tiếng trong nền nghệ thuật Việt Nam hiện đại. Hai hoạ sĩ Lê Văn Miến, Thang Trần Phềnh và một số hoạ sĩ khác như Nam Sơn - Nguyễn Văn Thọ,... đã mở đường khai thác lối vẽ sơn dầu.
 
Từ năm 1901 đến năm 1924 Pháp liên tiếp mở một số trường mỹ nghệ như : 

• 1901 lập trường mỹ nghệ thủ dầu một với 4 môn: Gỗ, điêu khắc, khảm xà cừ, đúc đồng.
• 1907 lập trường mỹ nghệ biên hoà đào tạo nghề gốm xứ và đúc đồng.
• 1913 lập trường nghệ thuật bản xứ gia định sau đổi là trường hình hoạ chạm khắc gỗ, đồ hoạ, rồi trường nghệ thuật trang trí và đồ hoạ gia đình.
• 1920 lập trường nghệt thuật thực hành Hà Nội dạy đúc đồng, đồ mộc, chạm bạc, làm ren và vẽ hình kỹ nghệ.

Sự ra đời của trường cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương. Hoạ sĩ Vich to tác đi ơ sau khi đạt giải thưởng Đông Dương, đến Việt Nam ông đã hâm mộ nghệ thuật và cảnh sắc Việt nam ông quyết định vận động chính quyền thực dân mở trường CĐMT Đông Dương. Ngày 27 - 10 - 1924 toàn quyền. Méc lanh ký quyết định thành lập trường CĐMT Đông Dương tại Hà Nội và hoạ sĩ Vich to tác đi ơ làm hiệu trưởng. Khoá một của trường khai giảng tháng 10- 1925 (1925- 1930). Hội hoạ có 8 sinh viên, điêu khắc có 2 sinh viên, đến Cách mạng tháng 8 mở  được 18 khoá, riêng năm 1935 và 1937  không mở thêm. Tổng có 149 sinh viên, 13 khoá đã tốt nghịêp cấp bằng cho 128 sinh viên. Đội ngũ giáo viên đến năm 1945 có 31 người trong đó có 6 người Việt Nam.

Từ năm 1930 hoạ sĩ Việt Nam liên tục tham gia trưng bày sản phẩm, đấu xảo quốc tế tại: (PaRi 1931), tại Rô Ma ( ý ) 1932, tại Bruc xen rơ ( Bỉ ) 1935, tại Xăng phơ răng Xi cô (Mỹ) 1937 v.v...  Được giớí xành nghệ thuật thế giơí đánh giá cao từ đó nhiều tên tuổi  hoạ sĩ Việt Nam như: Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Bùi Xuân Phái ... cùng với tác phẩm của họ đã trở thành quen thuộc với giới hoạ sĩ thế giới. Chất liệu chủ yếu mà các hoạ sĩ sử dụng chủ yếu là sơn mài, lụa.

Năm 1938 Thực dân Pháp muốn hạ cấp trường chỉ đào tạo thợ mỹ nghệ và một số hoạ sĩ phản đối kịch liệt, để khẳng định mỹ thuật Việt Nam. Năm 1939 họ mở cuộc triển lãm tại Hà Nội, như đánh giá của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung đó lá cả một vườn hoa nghệ thuật trăm sắc.

Tô Ngọc Vân lưu loát trong bút pháp, Nguyễn Phan Chánh dịu dàng với chất liệu lụa, Lương Xuân Nhị nhẹ nhàng, đúng đắn, xinh đẹp dễ yêu. Trần Văn Cẩn mạnh dạn, Nguyễn Tường Lân dí dỏm, Hoàng Lập Ngôn phóng khoáng, An Sơn- Đỗ Đức Thuận làm ta nhớ tới sông hồng tấp nập với nét vẽ gân guốc và bâng khuâng.

 Nguyễn Khang rực rỡ, phóng túng, rõ ràng với chất liệu sơn ta. Nguyễn Đỗ Cung, Văn Giáo với màu sắc hơn kém. Nguyễn Đức Nùng, Phạm Viết Song, Nguyễn Phúc đi tìm cảnh rộng v.v...

* Chất liệu sơn dầu:

Nếu sơn dầu thế mạnh của hoạ sĩ phương Tây truyền dạy cho trường CĐMT Đông Dương thì họa sĩ Việt Nam tiếp nhận và làm cho nó nhuần nhuỵ theo ánh sáng và thẩm sắc Việt Nam. Bùi Xuân Phái nổi bật với phố cổ Hà Nội chất liệu sơn dầu. Tô Ngọc Vân với:        
• Thuyền trên sông Hương 1935                            
• Hai thiếu nữ và em bé 1944                          
• Thiếu nữ với hoa sen 1944

*  Sơn mài:

• Thiếu nữ bên hoa huệ 1943
• Nguyễn Gia Trí với các tác phẩm như: Thiếu nữ bên cây phù dung 1944
• Gió mùa hạ của họa sĩ Phạm Hậu 1940.
• Hai thiếu nữ đi trên đồng lúa của Nguyễn Tiến Chung ( vẽ năm 1942).

* Chất liệu lụa:

Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh (1892- 1984), học khoá 1 trường CĐMT Đông Dương ông sáng tác theo xu hướng hiện thực và nổi tiếng từ đấu xảo tại PaRi, tác phẩm tiêu biểu của ông như:  Chơi ô ăn quan  1931; Rửa rau cầu ao  1931.

* Chất liệu khắc gỗ:

Phát huy truyền thống tranh dân gian Đông Hồ, giai đoạn này nổi bật với tác phẩm:

• Thuyền trên sông Hồng của An Sơn - Đỗ Đức Thuận vẽ năm 1931.
• Gội đầu của họa sĩ Trần Văn Cẩn vẽ 1943.

Tóm lại: Mĩ thuật Việt Nam giai đoạn này đã có sự đấu tranh giữa 2 xu hướng lãng mạng và hiện thực rõ rệt, quan điểm đã thay đổi tư tưởng nghệ thuật vị nhân sinh đã dần dần thay thế cho quan niệm nghệ thuật cũ (nghệ thuật vị nghệ thuật).

4. MĨ THUẬT VIỆT NAM TỪ 1945 ĐẾN NAY

Khái quát về mĩ thuật Việt Nam từ 1945 đến nay: Cách mạng tháng 8 thành công mở ra một trang sử mới cho mỹ thuật Việt Nam, các hoạ sĩ đã rời bỏ xưởng vẽ ở thành phố, họ theo bước chân của các chiến sĩ cách mạng đi vào chiến dịch và trở thành hoạ sĩ kháng chiến, bằng các tác phẩm của mình họ đã khắc hoạ một cách sâu sắc, đầy đủ và chân thực cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta.

Loại hình nghệ thuật đồ hoạ như: Tranh áp phích, tuyên truyền cổ động cho CM, ký hoạ bằng chì, than, màu nước là chất liệu được thể hiện nhiều nhất.

• Tranh áp phích: “Nước Việt Nam của người Việt Nam” của hoạ sĩ Trần văn Cẩn, “toàn dân đoàn kết” của hoạ sĩ Nguyễn Sáng.
• Năm 1948 tổ chức triển lãm hội hoạ kháng chiến của các hoạ sĩ đã đem lại cho người xem thấy được không khí toàn quốc chống giặc.
• Năm 1952 thành lập trường trung cấp mỹ thụât Việt Bắc do hoạ sĩ Tô Ngọc Vân làm hiệu trưởng, tuyển sinh được 2 khoá học lý thuyết tinh giản nhưng lại giàu chất thực tế, các hoạ sĩ đi vào kháng chiến  sáng tác phục vụ CM như:

* Hội hoạ:

• Bác hồ với các cháu thiếu nhi trung nam Bắc (vẽ bằng máu trích tay) của hoạ sĩ Diệp Minh Châu.
• Bác Hồ với Việt Bắc - của  Diệp Minh Châu  1951
• Du kích Bến Tre  - của Diệp Minh Châu  1951.
• Du kích tập bắn -  Bột màu của hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung (1947).
• Tô Ngọc Vân có:Hành quân qua suối -  chì  1954, Đốt đuốc đi học -  màu nước 1954, Con nghé quả Thực.
• Bát nước (tình quân dân) – Sĩ Ngọc - sơn mài 1949.
• Giặc đốt làng tôi  - Nguyễn Sáng - sơn dầu  1954.
• Trận Vĩnh Thạnh – Văn Giáo - bột màu
• Gặp gỡ – Mai Văn Hiến -bột màu.

* Điêu khắc: Thời kỳ phát triển chậm do ảnh hưởng của cuộc kháng chiến, các sáng tác với qui mô nhỏ như :

• Hạnh phúc chất liệu Thạch cao của Nguyễn Thị Kim 
• Chân dung Hồ chủ tịch Phù điêu đất nung của Vũ Cao Đàm v.v...

4.1. Mĩ thuật Việt Nam từ 1954 - 1964

Năm 1954 cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, miền bắc khắc phục hậu quả của chiến tranh và xây dựng CNXH, miền nam tiếp tục đấu trang giải phóng dân tộc. Năm 1957 hội mỹ thuật Việt Nam được thành lập và nâng cấp trường trung cấp Mĩ Thuật lên trường CĐ Mỹ Thuật Việt Nam.

Triển lãm Mĩ thuật năm 1958 là một thành tựu rực rỡ đóng góp xuất sắc cho việc giới thiệu Mĩ thuật CM Việt Nam ra nước ngoài. Sự thành công của thời kì này là mở rộng đề tài, đề cập đền những vấn đề công nghiệp, nông nghiệp, đấu tranh thống nhất đất nước. Hình tượng con người mới đẫ được khắc hoạ trong các tác phẩm đó là người lao động, các chiến sĩ CM tiêu biểu như:

- Hội hoạ: Chất liệu sơn mài được thể hiện rất thành công trên các tác phẩm sau:

• Nhớ một chiều Tây Bắc của Phan Kế An.
• Tổ cấy lúa đổi công miền núi của Hoàng Tích Chù.
• Bình minh trên nông trang của Nguyễn Đức Nùng
• Hành quân đêm của Nguyễn Hiêm.
• Con nghé quả thực của Nguyễn Tư Nghiêm.
• Kết nạp đảng ở Điện Biên Phủ - 1963 của Nguyễn Sáng.

- Điêu khắc: Các nhà điêu khắc đã tìm tòi thử nghiệm trên nhiều chất liệu khác nhau, các đề tài đề tài đề cập đến nhiều vấn đề của cuộc sống xã hội, phản ánh đường lối xây dựng và bảo vệ tổ quốc của Đảng và nhân dân ta, những tác phẩm đạt trình độ thẩm mỹ cao tiêu biểu như:

• Tượng hương sen Thạch cao của Diệp Minh Châu.
• Cắm thẻ nhận ruộng- TC cuả Trần Văn Lắm
• Nắm đất miềm nam- Tc của Phạm Xuân Thi.
• Nữ du kích miền nam- Tc của Nguyễn văn Lý.
• Công nông binh- Thạch cao của  Diệp Minh Châu v.v...

4.2. Mĩ thuật Việt Nam từ 1964- 1975

Đế quốc Mĩ mở rộng chiến tranh đành phá miền Bắc, các hoạ sĩ, các nhà điêu khắc lao vào cuộc chiến mới họ nghi chép sáng tạo phục vụ kháng chiến và không ít các hoạ sĩ đã trở thành liệt sĩ, tác phẩm của họ động viên mọi người vượt lên mọi thử thách của chiến tranh và tranh thủ được sự đồng tình của thế giới hội hoạ sơn dầu, sơn mài, lụa, khắc gỗ, bột màu, màu nước, phát triển mạnh. Các tác phẩm của họ đã gây xúc động lòng người, góp phần cổ vũ khí thế chiến đấu và sản xuất của quân và dân ta trong những ngày ác liệt.

- Hội hoạ: Tiêu biểu với các tác phẩm như:

• Đội bạn - khắc gỗ của Trịnh Thiệp
• Bảo vệ cầu Hàm Rồng- sơn mài của Phan Kế An.
• Vỡ hoang - sơn dầu của Trọng Kiệm.
• Thanh niên xung phong chuyển tải đạn của Vũ Giáng Hương.
• Tranh cổ động: Thừa thắng xông lên của Huỳnh Văn Gấm, Giữa lấy giữa lấy quê hương, giữ lấy tuổi trẻ củ Đường Ngọc Cảnh.

- Điêu khắc: Triển lãm 10 năm (1963- 1973) với những đề tài ca ngợi vẻ đẹp lý tưởng, tinh thần chiến đấu như:

• Lão dân quân Hoàng Trường - T cao của Lê Đình Quì.
• Hũ gạo của Đinh Rú - T cao-106cm- 1970.
• Nam Ngạn chiến thắng (Thanh Hoá) Bê tông do sinh viên trường ĐHMT Hà Nội sáng tác năm 1967
• Du kích Làng Nguyễn (Thái Bình  1967).
• Tượng các anh hùng liệt sĩ như: Lý Tự Trọng, Kim Đồng, Nguyễn văn Trỗi, Võ thị Sáu.

Tóm lại thành tựu mĩ thuật Việt Nam từ năm 1945-1975 đã phát triển mạnh mẽ, tham gia tích cực vào cuộc chiến tranh, góp phần vào chiến thắng thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Thành tựu còn được triển lãm ở nhiều nước như: 1965 tại 3 nước(Triều Tiên, Mông Cổ, Trung Quốc). Năm 1959 tại 8 nước XHCN châu Âu (Ba Lan, Tiệp Khắc, Đức, Ru ma ni, Hung ga ri, Liên xô, An ban ni, Bun ga ri).

4.3. Mĩ thuật Việt Nam từ 1975 đến nay

Đất nước hoàn toàn giải phóng mĩ thuật Việt Nam hội tụ tạo thành một dòng chảy lớn thành tựu được ghi nhận bằng vô số các cuộc triển lãm cá nhân, nhóm, giới tính, lứa tuổi, địa phương, chuyên đề. Từ dấu hiệu chuyển mình của một nền nghệ thuật gắn bó với chiến tranh sang phản ánh cuộc sống hoà bình như các tác phẩm:

• Tan ca mời chị em ra họp bầu thợ giỏi –sơn dầu của Nguyễn Đỗ Cung.
• Mỏ đèo nai - sơn dầu của Nguyễn Tiến Chung.
• Hàm rồng -  của Huy Oánh.
• Ngày vui của Bác -  của Xu Man.
• Điện về bản -  của Hà Cắm Dì.
• Rừng đước Cà Mau - của Thái Hà.
• Tượng mùa xuân - của Nguyễn Hải.
• Tượng ra trận - của Ninh Thị Điềm.vv…

 Cứ 5 năm lại tổ chức một lần triển lãm mỹ thuật toàn quốc, những bông hoa nghệ thuật hội tụ thành một rừng hoa muôn màu muôn sắc, với nhiều đề tài khác nhau tạo thành món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với quần chúng nhân dân.

Hội hoạ Việt Nam đã dần dần khẳng định vị trí trong lòng nghệ thuật thế giới, những cuộc triển lãm cá nhân, nhóm ở nước ngoài như:

• Bùi Xuân Phái, Nguyễn Trung, Bửu Tri, Hoàng Đăng Nhuận, ở Pháp 1988-1989.
• Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Quân, Việt Hải, Đặng Xuân Hoà, Lê Công Thành tại Singapo 1990-1991.
• Tạ Quang Bạo, Phạm Viết Hồng Lam tại Singapo 1992.
• Đinh Cường ở Pháp, Mĩ, Canađa 1990-1991.
• Đặng Thị Khuê , Vũ Tâm Đàm,  Mai Văn Dũng ở úc v.v... 

1 2
Vận hành và phát triển bởi Techreal.vn