Mĩ thuật Nhật Bản

Ngày: 22/01/2024
Nhật Bản là một quần đảo hình cánh cung nằm ở ngoài khơi phía Đông của Châu Á nơi đây không có thời tiết khắc nghiệt như ở Ấn Độ mà chỉ là nhiều quần đảo hợp thành một quốc gia.

Người Nhật không có tín ngưỡng nhiều về các vị thần, truyền thống tín ngưỡng lâu đời nhất của người Nhật là thần Đạo (Shintoisme) ngoài ra Nhật còn chịu sự ảnh hưởng của Phật giáo Trung Quốc

• Thời kì Na-ra (645-793); Thời kì Hây-an (794-1187); Thời kì Ca-ma-cu-da (1185-1333)
• Thời kì Mu-rô-ma-chi (1133-1573)
• Từ 1573 -1868 là thời kì Mô-mô-ya-ma và E-dô mĩ thuật Nhật Bản cũng có nhiều sự thay đổi chủ yếu là tranh khắc gỗ mầu với các hoạ sĩ như: U-ta-ma-rô (1753-1806), Hô-ku-sai (1760-1849), Hi-rô-shi-ge (1797-1758)...

Nghệ thuật Nhật Bản bao gồm hội họa, thư pháp, kiến trúc, đồ gốm, điêu khắc, đồ đồng, chạm khắc ngọc bích và các nghệ thuật tạo hình trang trí hoặc mĩ thuật khác được sản xuất ở Nhật Bản qua nhiều thế kỷ.


Nghệ thuật Nhật Bản

1. NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC VÀ ĐIÊU KHẮC NHẬT BẢN

Nghệ thuật kiến trúc Nhật Bản gồm 2 đặc điểm: Thần đạo và Phật giáo

• Kiến trúc mang tinh thần Thần đạo. Người Nhật cho rằng linh hồn có sẳn trong mọi chất liệu vì vậy họ thích sử dụng các vật liệu tự nhiên ít gia công chạm chỗ. Kiến trúc Nhật Bản có cách trang trí rất riêng: nhẹ nhàng tinh tế, thanh tịnh và cao siêu
• Kiến trúc Phật giáo.

Với điện phật Tô-đai-đi đây là chùa chính của phái Tông hoa nghiêm (752) trong điện được đặt tượng Phật Thích-ca-mâu-ni bằng đồng thau lớn nhất thế giới

2. NGHỆ THUẬT HỘI HOẠ, ĐỒ HOẠ

Giống như ở Trung Quốc nghệ thuật hội hoạ, đồ hoạ Nhật Bản dùng bút lông để vẽ những hội hoạ phát triển muộn hơn điêu khắc vào khoảng thế kỉ V-VI, đến cuối thế kỉ VI mới bắt đầu phát triển. Đến thế kỉ IX một số nhà họa sĩ Nhật Bản sang Trung Quốc hoạ vẽ về Nhât truyền đạo qua các tranh tượng Phật giáo một số thể loại tiêu biểu như: Tranh tôn giáo, tranh trang trí vách ngăn, tranh thuỷ mặc, tranh cuộn mang tính chất minh hoạ cho tiểu thuyết giả sử... Đến thế kỉ XIX các hoạ sĩ ấn tượng ở Pháp đã phát hiện ra thể loại tranh khắc gỗ của Nhật dưới hình thức bọc hàng Gô-ganh, Van-gốc rất ngạc nhiên trước cách xử lí tranh của người Nhật. Các hoạ sĩ tiêu biểu là U-ta-ma-rô, Hô-ku-shai, Hi-rô-shi-rê

• Hi-rô-shi-rê ông nỗi tiếng với các bức vẽ về gió mưa bão tuyết...với tranh: cảnh Sô-nô. Cảnh thứ 46 trong bộ tranh “53 chặng đường Tô-kai-đô”Chạy bão Hi-rô-shi-rê
• U-ta-ma-rô nổi tiếng với tranh vẽ về đề tài phụ nữ như bức: Điểm trang (28x23cm)
• Hô-ku-shai nổi tiếng với tranh vẽ về thiên nhiên với tranh Phú sĩ ông là người thành tài vào tuổi ngũ tuần với tranh: Núi Phú sĩ đỏ ngày đẹp trời (26x35cm) , ngọn núi (25x38cm).

Nghệ thuật hội họa Nhật Bản ở mọi thể loại đều có đặc điểm chung là giàu tính trang trí, mang đạm đà chất dân tộc, mầu sắc trong sáng, đường nét mềm mại, bố cục đơn giản mà hiện thực sống động.

Vận hành và phát triển bởi Techreal.vn