Bạn hãy tưởng tượng nếu bài hát mà không có giai điệu rõ
ràng cũng giống như một bức tranh không có ý nghĩa hay không có sắc độ trong
nghệ thuật…. Những nốt nhạc và giai điệu ấy dẫn chúng ta cảm thụ hết một bản
nhạc, cũng như là sắc độ sáng tối và màu sắc trong một bản vẽ.
Vậy tầm quan trọng của hai yếu tố này là như thế nào? Hãy
cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Tầm
quan trọng của sắc độ sáng tối trong một bản vẽ?
Thuật
ngữ này giúp chúng ta liên tưởng đến cụm từ ánh sáng và bóng tối rất quan trọng
đối với nghệ thuật thị giác. Nếu không có sự thay đổi
sắc độ sáng tối thì cảm giác
chủ thể sẽ không được biểu đạt – đó là mặt
sáng, xám và mặt tối.
Hơn
nữa, chúng tôi đã được nghe nhiều từ các giảng viên của chúng tôi rằng nếu
chúng ta có được sắc độ sáng tối hài hòa thì không cần có màu sắc mà bức tranh
vẫn có giá trị? Vậy điều này có đúng không?
Có lẽ bạn nghĩ là không, nhưng sự thật lại
là như vậy! Đó chính là lý do vì sao
sắc độ sáng tối lại quan trọng?
Có 2
lý do:
1. Sắc độ sáng tối mô tả cảnh vật theo nhiều cách mà không
cần có màu sắc
- Đặc điểm:
a. Cho dù chủ thể bức tranh có nhiều hay ít
b. Loại bố cục trên bề mặt của bức tranh
c. Vị trí của nguồn sáng ở đâu và độ sáng của nó ra sao!
Điều thú vị là tranh vẽ không cần màu sắc thường có vai trò
cung cấp thông tin. Hãy nhìn vào bức tranh đầy màu sắc của
Lilli Pell.
Và bây giờ hãy nhìn vào bức tranh tương tự nhưng không có
màu sắc.
Chú ý rằng với bức tranh không có màu sắc, chúng ta vẫn
nhìn thấy hình dạng của con cừu và cái cây; chúng ta vẫn hiểu được bố cục tranh
vẽ về con cừu, cỏ lá và cũng biết được mặt trời đang lặn dần về phía bên phải
của bức tranh.
Sắc độ sáng tối cũng cho chúng ta biết những gì chúng ta
đang nhìn. Nếu sắc độ trong bức tranh không rõ ràng thì chủ thể sẽ xuất hiện
nhạt nhẽo, không có sự sống và nhàm chán.
2. Sắc độ tạo ra cấu trúc hình ảnh
Độ sáng và tối của một bức tranh sẽ có ý nghĩa nhiều hơn
trong việc cung cấp thông tin mà họ miêu tả, điều đó cũng xác định được cấu
trúc của hình ảnh trong tranh. Hãy nhìn vào bức tranh dưới đây:
Tôi nhìn thấy lưng của chú cừu trong bức tranh mà Pell vẽ
bằng cách nhìn vào những chỗ có màu đen và trắng nơi có ánh sáng chiếu qua.
Điều này làm cho chúng ta dễ dàng nhìn thấy sắc độ liên kết giữa độ sáng và độ
tối tạo nên mô hình cấu trúc của bức tranh.
Cho dù chúng ta có thấy hay không thì trong
mỗi bức tranh đẹp đều có mô hình cấu trúc nhất định
về hình dạng đan xen lẫn nhau khi ta ngắm bức tranh.
Trong các ví dụ trên chúng ta thấy có 3 bức tranh của
Charles Reid, Anders Zorn và Jan Vermeer. Bên dưới mỗi bức đều hiển thị mô hình
cấu trúc của chúng. Độ sáng ở chỗ này liên kết với độ sáng và tối khác ở chỗ
kia đã tạo ra 3 mô hình rất khác biệt.
Trong bức tranh của Reid, có rất nhiều phần
sáng trên bức tranh liên kết với phần sáng nhỏ hơn của
chủ thể trong bức tranh. Tỷ lệ độ sáng tối khoảng
70/30.
Trong bức tranh của Zorn thì lại ngược lại. Phần tối của
bức tranh nhiều liên kết với phần tối nhỏ hơn của chủ thể, tỷ lệ sắc độ sáng
tối thì ngược lại hoàn toàn.
Trong bức tranh của Vermeer, tỷ lệ sáng tối gần như là cân
bằng, cả hai mặt trước và mặt sau bức tranh đều có khoảng trắng đen cũng như
các chi tiết liên quan như nhau.
Một trong ba họa sĩ này đã không chỉ quan sát vị trí của
nguồn sáng và sử dụng nó để mô tả chủ thể trong tranh của mình mà họ cũng cường
điệu và trau chuốt để thông tin mà họ muốn mang tới cho người xem có một cái
nhìn trực quan hơn.
Nếu bạn muốn nâng cao nghệ thuật thị giác trong mỗi bức
tranh của mình thì bạn hãy học theo cách hướng dẫn vẽ này. Trên thực tế, bạn có
thể tìm hiểu cách để tạo ra tác phẩm thông qua việc sử dụng sắc độ sáng tối
trong mỗi tác phẩm của bạn.