Mỹ thuật Châu Á

Ngày: 21/01/2024
Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ được coi là ba trong số những cái nôi của nền nghệ thuật hội họa Châu Á


Hoa diên vĩ

MỸ THUẬT TRUNG QUỐC

Những quan niệm, học thuyết tư tưởng có ảnh hưởng trực tiếp đến Mỹ thuật Trung Quốc.

• Đạo nho giáo (do Khổng Tử sáng lập)
• Đạo giáo (do Lão Tử sáng lập)
• Phật giáo: có Nguồn gốc ảnh hưởng từ ấn Độ

Sự phát triển của 3 loại hình nghệ thuật Châu Á : Kiến trúc, Điêu khắc, Hội hoạ

Nghệ thuật kiến trúc

• Nghệ thuật kiến trúc cung điện Châu Á: Thời nhà Thương đã có kiến trúc cung điện với qui mô nhỏ. Từ nhà Tần trở đi kiến trúc cung điện đã phát triển có kinh đô nổi tiếng như Lac Dương, Khai Phong, Trường an, Bắc Kinh đến thời nhà Minh hoàng thành, Tủ cấm thành được xây dựng. Thủ đô Bắc Kinh với Cố Cung, Di Hoà Viên, Thập Tam Lăng, Vạn Lý Trường Thành, Thiên Đàn đã trở thành di sản thế giới. Kiến trúc phật giáo
• Với các công trình chùa cổ như: Nam thuyền tự (782), Phật quang tự (857). Ngoài ra còn có rất nhiều hang nhỏ trong lòng núi và trang trí cho thiên phật động bằng tranh vẽ trên vách hang và tượng cũng được đục ra từ núi (có khoảng 496 hang). Ngôi chùa sớm nhất là chùa Bạch mã (Hồng) 
• Tháp Stupa được truyền từ Ấn Độ vào nhưng mang kiến trúc Trung Quốc tạo ra phong cách rất riêng như: Tháp Thiên Ninh Tự – Bắc Kinh (907-1025), Tháp Thiên Nga Đại Tự (652) tại Tây An Trung Quốc.


Chùa hang

Nghệ thuật điêu khắc

Nghệ Thuật điêu khắc Trung Quốc xuất hiện từ rất sớm cách đây 6000 năm và phát triển với nhiều thể lloại: Tượng thờ, tượng Phật, tượng Sư tử và các bức phù điêu rất đẹp như: Chu Công giúp Thành Vương. Nhà điêu khắc nổi tiếng nhà Đường là ông Dương Huệ Chi với tác phẩm tượng Phật Nghìn mắt nghìn tay và 500 tượng La Hán.

Ở Tứ Xuyên có tượng phật cao 36mét, ở Đôn Hoàng có tượng Phật bằng đá mềm cao 33mét, nhng bức tượng lớn nhất thế giới là tượng phật Di Lặc cao 71 mét tại Lạc Sơn Tứ Xuyên. Năm 1974 phát hiện ra 8000 pho tượng bằng đát nung chôn bên cạnh Tần Thuỷ Hoàng.
 
Tranh đời Tùy (581-618) đa số mang chủ đề Phật giáo. Vào đời Đường (618-907) nổi tiếng nhất là Ngô Đạo Tử. Mặc dù ngày nay người ta không còn tác phẩm nào của Ngô Đạo Tử, nhưng các bức tranh khai quật ở lăng mộ cũng biểu lộ thành tựu tốt đẹp về tranh nhân vật đời Đường. Tương truyền vào đầu nhà Đường, Ngô Đạo Tử và Lý Tư Huấn mỗi người vẽ một bức sơn thủy trên vách Đại Đồng Điện. Tuy bút pháp hai người khác nhau nhưng cả hai tác phẩm đều được tán dương là thần bút. Điều này cho thấy sự tiến triển về tranh phong cảnh từ đời Lục Triều cho tới đời Đường.
 
Đời nhà Tống (giữa thế kỷ X), Đổng Nguyên, Lý Thành, Quyách Hy và Phạm Khoan bắt đầu bộc lộ cái vẻ tươi mới và tự do trước đó chưa hề có trong hội họa. Không nên lẫn lộn tinh thần này với sự cẩu thả, vì tranh của họ đều hoàn hảo trong đậm nhạt, cấu trúc, phân bổ và gợi ý xa gần… Thực sự phát triển rực rỡ nhất vào đời Đường, mặc dù không có những lý thuyết mới và những sự phân liệt nào với các thời kỳ trước được ghi chép cả, nhưng với những quan điểm huyền bí đầy tính triết học của phương Đông thì đó quả là một kho tàng mà chúng ta không bao giờ tìm hiểu hết được.


Tượng phật tạc ở vách núi đá

Nghệ thuật hội họa

Trong nghệ thuật hội họa Trung Quốc là sự tổng hợp cao nhất của những quan niệm về vũ trụ, nhân sinh quan. Bức tranh cổ nhất ở TQ là bức tranh lụa thời chiến quốc. Hội hoạ TQ bao gồm nhiều thể loại: tranh sơn thuỷ, tranh Đạo Phật, tranh Hoa Điểu, tranh thảo trùng, tranh nhân vật, tranh lầu các, tranh yên mã.

Tranh sơn thuỷ là loại tranh vẽ thiên nhiên đất trời có 2 loại: Thuỷ mặc sơn thuỷ và thanh lục sơn thuỷ. Hoạ sĩ mở đầu là Vương Duy (699-750). Ông từng nói “trước cảnh đẹp của núi sông lời không tả hết thì phải vẽ” tranh thanh lục sơn thuỷ do hoạ gia Triển Tử Kiên khởi xướng.

Trong cách vẽ của các hoạ sĩ TQ có 2 kỉ thuật cơ bản là: “Công bút và ý bút” Công bút là lối vẽ công phu tỉ mĩ tỉa tót tinh vi, ý bút là cách vẽ gợi tả khái quát.
 
Các tác giả lớn tiêu biểu

• Cố Khải Chi (khoảng năm 344-405) ông được tôn là ông tổ của hội hoạ TQ và chính là người mở đàu cho loại tranh cuốn trục. Ông vẽ nhiều tranh nhân vật chân dungvà đạo Phật. ông rất chú ý đến kỉ thuật “điểm nhãn”. Ngoài ra còn có Lục Thám Vi và Trương Tăng Giao 3 ông được coi là tam đại gia của thời Lục Triều.
• Nhiều tên tuổi nổi tiếng như Diêm Lập Bản, Ngô Đạo Tử, Trương Huyên, Chu Phỏng, Hàn Hoảng, Hàn Lán, Lý  Huấn (đời Đường), Trương Trạch Đoan, Cố Hoành Trung (đời Tống), Triệu Mạnh Phú, Trần Hồng Thụ (thời Nguyên - Minh-Thanh)

Các tác phẩm nổi tiếng: bích hoạ Đôn Hoàng, ở hang Mạc cao Đôn Hoàng. bích hoạ Cung Vĩnh Lạc, Từ Hi Thái...


Tranh sơn thủy

MỸ THUẬT ẤN ĐỘ

Ấn Độ nằm ở phía Nam Châu Á gồm 3 địa hình chính: vùng đồng bằng tạo bởi 2 dòng sông: sông ấn và sông hằng, vùng núi cao Hi-ma-lay-a và vùng cao nguyên Đêccan. Ấn Độ có 3 dòng quốc đạo:

• Ấn Độ giáo
• Phật giáo - Thích ca đa giáo lý diệt dục 
• Hồi giáo

Kiến trúc Ấn Độ giáo

Kiến trúc Ấn Độ giáo là tôn giáo lớn nhất của Ấn Độ chiếm 85% dân số. Có nhiều công trình mang phong cách Ấn Độ giáo như: Khu đền thơ ở miền Nam Ấn Độ, gần thành Ma-đrát bên vịnh Ben-gan đó là di tích Ma-ha-ba-li-pu-ram (khoang 630-715).

Gồm nhiều ngôi đền to nhỏ khác nhau và đền thờ thần Si-va xây bằng đá. Các ngôi đề đều được tạc bằng đá liền khối.. Một trong những ngôi đền đó mang tên Đác-ma-da-di-a có thân vuộng và bộ mái 3 tầng nhỏ dần về phía đỉnh. Tần trên cùng là khối vòng trong lớn, đền cao 12,2m gây được ấn tượng hoành tráng. Các ngôi đền khác có cấu trúc chữ nhật, với những bộ mái cong, mái tranh bốn múi...rất phong phú và đựoc trang trí bằng dãy phù điêu đá diễn tả các truyền thuyết bộ sử thi ma-ha-bha-rát-ta nổi tiếng của Ấn Độ.

Kiến trúc Phật giáo

Kiến trúc Phật giáo Ấn Độ ra đời vào thế kỉ thứ II - thứ I TCN. Đó là những dãy núi trong hang động. Gọi là chùa Hang, công trình nổi tiếng là chùa At-gian-ta chùa Các-li hay đền lộ thiên tạc trong núi đá như đền Cai-la-ra ở En-lô-ra.

Đặc sắc nhất là ngôi chùa đầu tiên chỉ là gò đất sá lợi của đức Phật sau đó được thay thế bằng các hình tháp, hình nón. Tháp San-chi ở bắc Ấn Độ thời hoàng đó A-so-ka, tháp có hình chiếc bát úp đây là nơi lưu giữ những tác phẩm điêu khắc của Ấn Độ

Nghệ thuật bích hoạ A-gian-ta (Ajanta). Đây thực sự là một kho báu của 3 loại hình nghệ thuật của kiến trúc điêu khắc và hội hoạ (từ thế kỉ I TCN – VI). Hầu hết các bức tranh tường ở đây thể hiện truyền thuyết và các đoạn đời khác nhau của Đức phật ngoài ra chúng còn diễn tả cuộc sống và những phong tục của người Ấn Độ    
 

Kiến trúc Stupa Sanchi

 
Điêu khắc đền cổ Hindu


Bích hoạ Ajanta

MỸ THUẬT NHẬT BẢN

Nhật Bản là một quần đảo hình cánh cung nằm ở ngoài khơi phía Đông của châu á nơi đây không có thời tiết khắc nghiệt như ở Ấn Độ mà chỉ là nhiều quần đảo hợp thành một quốc gia. Người Nhật không có tín ngưỡng nhiều về các vị thần, truyền thống tín ngưỡng lâu đời nhất của người Nhật là thần Đạo (Shintoisme) ngoài ra Nhật còn chịu sự ảnh hưởng của Phật giáo Trung Quốc.

• Thời kì Na-ra (645-793)
• Thời kì Hây-an (794-1187)
• Thời kì Ca-ma-cu-da (1185-1333)
• Thời kì Mu-rô-ma-chi (1133-1573)

Từ 1573-1868 là thời kì Mô-mô-ya-ma và E-dô mĩ thuật Nhật Bản cũng có nhiều sự thay đổi chủ yếu là tranh khắc gỗ mầu với các hoạ sĩ như: U-ta-ma-rô (1753-1806), Hô-ku-sai (1760-1849), Hi-rô-shi-ge (1797-1758)...

Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Nhật Bản

Nghệ thuật kiến trúc Nhật Bản gồm 2 đặc điểm: Thần đạo và Phật giáo

• Kiến trúc mang tinh thần Thần đạo. Người Nhật cho rằng linh hồn có sẳn trong mọi chất liệu vì vậy họ thích sử dụng các vật liệu tự nhiên ít gia công chạm chỗ. Kiến trúc Nhật Bản có cách trang trí rất riêng: nhẹ nhàng tinh tế, thanh tịnh và cao siêu
• Kiến trúc Phật giáo.

Với điện phật Tô-đai-đi đây là chùa chính của phái Tông hoa nghiêm (752) trong điện được đặt tượng Phật Thích-ca-mâu-ni bằng đồng thau lớn nhất thế giới.


Kiến trúc chùa tháp


Tượng phật Karakuma

Nghệ thuật hội hoạ, đồ hoạ

Giống như ở Trung Quốc các nghệ sĩ dùng bút lông để vẽ nhưng nghệ thuật hội hoạ Nhật Bản phát triển muộn hơn điêu khắc vào khoảng thế kỉ V-VI, Đến cuối thế kỉ VI mới bắt đầu phát triển. Đến thế kỉ IX một số nhà sư Nhật Bản sang Trung Quốc hoạ vẽ về Nhât truyền đạo qua các tranh tượng Phật giáo một số thể loại tiêu biểu như: Tranh tôn giáo, tranh trang trí vách ngăn, tranh thuỷ mặc, tranh cuộn mang tính chất minh hoạ cho tiểu thuyết giả sử... Đến thế kỉ XIX các hoạ sĩ ấn tượng ở Pháp đã phát hiện ra thể loại tranh khắc gỗ của Nhật dưới hình thức bọc hàng Gô-ganh, Van-gốc rất ngạc nhiên trước cách xử lí tranh của người Nhật. Các hoạ sĩ tiêu biểu là U-ta-ma-rô, Hô-ku-shai, Hi-rô-shi-rê
Hi-rô-shi-rê ông nổi tiếng với các bức vẽ về gió mưa bão tuyết... với tranh: Cảnh Sô-nô. Cảnh thứ 46 trong bộ tranh “53 chặng đường Tô-kai-đô”

• U-ta-ma-rô nổi tiếng với tranh vẽ về đề tài phụ nữ như¬ bức: Điểm trang (28x23cm)
• *Hô-ku-shai nổi tiếng với tranh vẽ về thiên nhiên với tranh Phú sĩ ông là ngư¬ời thành tài vào tuổi ngũ tuần với tranh: Núi Phú sĩ đỏ ngày đẹp trời (26x35cm) , ngọn núi (25x38cm).

Tranh Nhật Bản ở mọi thể loại đều có đặc điểm chung là giàu tính trang trí, mang đạm đà chất dân tộc, mầu sắc trong sáng, đường nét mềm mại, bố cục đơn giản mà hiện thực sống động.


Sóng lừng của Hokusai


Tranh của Kiyonaga

Vận hành và phát triển bởi Techreal.vn