Chim phượng hoàng 36

Chim phượng hoàng 36

Thương hiệu  :  Thanh Vân
Xuất xứ  :  Việt Nam
Giá bán  :  Liên hệ
Số lượng  : 

 GIAO HÀNG TRÊN TOÀN QUỐC

 ĐỔI TRẢ NẾU LỖI KỸ THUẬT

 THANH TOÁN KHI NHẬN HÀNG

 CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG 24/7

0977 153 087

 KINH DOANH

0977 153 087

 HOẠ SỸ

0944 360 458

Phượng hoàng được mệnh danh là loài chim thần tái sinh từ đống tro tàn. Xoay quanh hình ảnh phượng hoàng là những truyền thuyết xa xưa cùng sức ảnh hưởng to lớn trong các nền văn hóa lịch sử lâu đời từ phương Đông tới phương Tây. Tới ngày nay, trong lĩnh vực phong thủy, phượng hoàng cũng trở thành một linh vật hết sức linh thiêng, cao quý.

Phượng hoàng có nguồn gốc từ đâu?

Phượng hoàng xuất hiện trong nhiều nền văn hóa lịch sử, cả phương Đông cũng như phương Tây.

Theo tín ngưỡng của người Roman cổ đại, trong một lần đang quan sát xuống Trái Đất, thần Mặt Trời bỗng bắt gặp một con chim lớn với bộ lông tuyệt đẹp. Vì quá thích thú với vẻ đẹp của chim nên thần Mặt Trời ban cho phượng hoàng quyền năng bất tử.

Tuy nhiên, suốt nhiều năm ròng, loài người luôn tìm cách truy đuổi phượng hoàng nhằm chiếm đoạt bộ lông tuyệt diệu. Quá mệt mỏi, phượng hoàng theo hướng mặt trời mọc mà bay về phương Đông.

Khi phượng hoàng trở nên già yếu, nó trở về phương Tây, cầu xin thần Mặt Trời ban cho sức khỏe như năm xưa. Thần Mặt Trời nghe tiếng. Lập tức một tia sáng chói lòa xuất hiện, biến phượng hoàng rực lửa toàn thân, đỏ cháy một vùng trời. Phượng hoàng biến vào không trung cùng sự lụi tàn của ngọn lửa.

Tuy nhiên sau đó, một phép màu xuất hiện, từ đống tro tàn hiện lên một chú chim nhỏ, lớn dần lớn dần và trở thành chính chim phượng hoàng ngày nào.

Từ đó, cứ mỗi 500 năm, phượng hoàng lại bay từ phương Đông- nơi nó sinh sống về phương Tây và xin thần Mặt Trời giúp nó tái sinh.

Trong thần thoại phương Đông, phượng hoàng lại được biết đến là một trong 4 tứ linh. Tứ linh bao gồm: Long (rồng), Ly (kỳ lân), Quy (rùa), Phượng (phượng hoàng). Đây là 4 linh vật đã cùng thần Bàn Cổ kiến tạo nên thế giới, hình thành ngũ hành (Kim, Mộc  Thủy, Hỏa, Thổ). Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông cùng 4 hướng đông, tây, nam, bắc cũng được tạo nên từ đây. Trong công cuộc này, phượng hoàng đại diện cho lửa, mùa hạ và phương Nam.

Đặc điểm hình thể của phượng hoàng

Theo ghi chép cổ xưa, hình thể của phượng hoàng vô cùng đặc biệt. Đầu phượng hoàng chính là bầu trời, đôi mắt là mặt trời rạng rỡ, lưng lại là mặt trăng thanh cao, chân là trái đất và đuôi là các hành tinh.

Phượng hoàng là sự liên kết giữa con người với thần. Thân thể loài chim này tượng trưng cho 5 đức tính của loài người. Đầu phượng hoàng thể hiện sự đức hạnh. Đôi cánh tượng trưng cho sự trách nhiệm, chiếc lưng là sự khéo léo trong cách cư xử, lòng nhân đạo và trắc ẩn nằm ở bộ ngực phượng hoàng. Và cuối cùng là phần bụng tượng trưng cho sự đáng tin cậy.

Theo sử sách Nho giáo, bộ lông của phượng hoàng gồm 5 màu chủ đạo: vàng, trắng, đỏ, đen, xanh. Những màu sắc này ứng với 5 giá trị Nho giáo truyền thống: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín.

Ý nghĩa phượng hoàng trong phong thủy

Với người Á Đông, phượng hoàng chính là hiện thân của đức tin, uy quyền và cả sự chiến thắng. Phượng hoàng mang ý nghĩa gắn kết con người và thượng đế. Những phẩm chất tốt đẹp mà thượng đế ban cho loài người đều được biểu trưng trên hình thể loài chim này.

Trưng bày tượng phượng hoàng phong thủy cũng giúp phù trợ cho trí tuệ tinh thông, sáng suốt. Nhắc đến phượng hoàng là nhắc tới quá trình tái sinh và sự bất tử. Trước lúc tái sinh, chim phượng trải qua một quá trình gian truân. Nhưng bất kể thế nào, phượng hoàng luôn trỗi dậy từ đống tro tàn, hồi sinh và hình thành chu kỳ sống mới. Tượng phượng hoàng biểu trưng cho ý chí vượt lên mọi khó khăn, thử thách, mang lại may mắn và sức sống mãnh liệt.

Hơn vậy, phượng hoàng là loài chim cao quý, đức hạnh. Đặt tượng phượng hoàng trong không gian sống cũng tượng trưng cho vinh hoa, phú quý và quyền lực.

Chim Phượng Hoàng hay còn gọi là Phụng, được coi là chúa tể của các loài chim. Là con vật linh thiêng trong Tứ Linh (Long, Ly, Quy, Phượng). Tranh Phượng Hoàng là vật phẩm phong thuỷ mang ý nghĩa mạnh mẽ. Là biểu tượng cho sự bất tử, đức hạnh, bổn phận, trách nhiệm, lòng trắc ẩn và sự tin cậy.

Tranh phượng hoàng thể hiện cho quyền uy của gia đình danh gia vọng tộc và là biểu tượng của hạnh phúc, thành đạt. Nhưng không phải ai treo tranh phượng hoàng phong thủy ở trong nhà cũng mang đến điềm tốt lành. Bài viết sau chúng tôi giới thiệu đến các bạn ý nghĩa và một số điểm lưu ý khi treo tranh phong thủy phượng hoàng để luôn mang đến cho gia đình sự may mắn và hạnh phúc.

1. Ý nghĩa tranh phượng hoàng

Chim phượng hoàng thường được mô tả là sự kết hợp giữa đầu gà, hàm én, cổ rắn, lưng rùa, đuôi cá với năm màu và cao sáu thước. Nó tượng trưng cho sáu vật chất mà ngày nay có thể hiểu là: đầu là bầu trời, mắt là Mặt trời, lưng là Mặt trăng, cánh là gió, chân là đất, đuôi là các hành tinh. Lông của nó đại diện cho màu sắc của ngũ hành (đen, trắng, đỏ, xanh và vàng).

Hình ảnh về phượng hoàng được sử dụng để biểu thị cho các quý bà có quyền lực nhất như hoàng hậu, phi tần. Phượng hoàng ở trong cặp đôi với rồng là biểu thị của vua hay hoàng đế, đại diện cho quyền lực mà Thượng đế ban cho hoàng hậu.

Phượng hoàng còn là biểu tượng của đức hạnh và vẻ duyên dáng, thanh nhã, sự hòa hợp âm dương. Theo truyền thuyết, nó thường xuất hiện trong thời kỳ hòa bình và thịnh vượng. Hình ảnh của phượng hoàng được trang trí trong đám cưới hay của hoàng tộc cùng với con rồng.

Là vua của các loài chim, phượng hoàng còn biểu hiện cho khả năng hồi phục kiên cường sau thất bại, đổ nát lại vươn lên từ đống tro tàn.

2. Treo tranh phượng hoàng cho gia đình ấm no, hạnh phúc

Nếu muốn đặt tranh của của một con phượng hoàng trong nhà, các bạn hãy đặt chúng ở một chỗ cao, trang trọng như trên một chiếc kệ hoặc trên tủ đựng sách để nó tỏa sáng.

Ngoài ra, có thể đặt hình phượng hoàng dọc theo bức tường phía Nam ngôi nhà hoặc treo trong góc phòng sinh hoạt gia đình. Nếu không tìm được tranh vẽ phượng hoàng, có thể treo một bức tranh của một con công hoặc một con gà trống để thay thế.

Đặc biệt, tranh chim phượng hoàng treo làm tranh treo phòng ngủ của vợ chồng ở vị trí cát lợi thì ngoài việc làm không gian đẹp hơn, nó còn có tác dụng khiến cho cuộc sống hôn nhân viên mãn, tràn đầy hạnh phúc.

3. Điểm chú ý khi treo tranh phượng hoàng

Phượng hoàng có đặc tính của loài gà, người cầm tinh con rồng, rắn và trâu rất hợp với gà, do đó đây là dòng tranh phong thủy hợp tuổi thìn, ty, sửu và dậu. Còn đối với người cầm tinh con mèo, chó và gà không hợp với gà cho nên không nên treo loại tranh này.

Cũng chính đặc tính giống với gà, do đó không nên treo tranh chim phượng hoàng ở vị trí chính Đông của ngôi nhà, bởi vì đây là vị trí tương xung của gà. Bạn treo ở vị trí tương hợp là hướng Đông nam, hướng Đông bắc hoặc treo ở vị trí Dậu là hướng chính Tây.

Hi vọng rằng, với những kiến thức bổ ích trên, các bạn sẽ nhanh chóng sở hữu ít nhất một bức tranh phượng hoàng trong nhà để luôn mang đến điềm tốt lành cho gia đình, gia đình bạn sẽ luôn hạnh phúc với một cuộc sống sung túc.

Bình chọn về sản phẩm (0 bình chọn)
★★★★★ (0 bình chọn)
★★★★ (0 bình chọn)
★★★★★ (0 bình chọn)
★★★★★ (0 bình chọn)
★★★★ (0 bình chọn)
Đánh giá nhận xét về sản phẩm
Nội dung
Bình chọn
SẢN PHẨM CÙNG LOẠI
Vận hành và phát triển bởi Techreal.vn